21/07/2014 09:37 GMT+7

"Không được tùy tiện cắt thi đua"

NGỌC HÀ  thực hiện
NGỌC HÀ  thực hiện

TT - Trong khi hàng trăm giáo viên tại Bến Tre lo sốt vó việc sẽ bị cắt thi đua, bị chấm không đạt chuẩn nghề nghiệp vì sau bồi dưỡng tiếng Anh thi không đạt chứng chỉ B2 như yêu cầu, thì Bộ GD-ĐT khẳng định đã hướng dẫn các sở không sử dụng kết quả bồi dưỡng này để đánh giá, xếp loại thi đua giáo viên.

Phóng to
Các giáo viên đang theo học chương trình nâng chuẩn ngoại ngữ của Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre - Ảnh: Ngọc Tài

Vậy cách làm của Sở GD-ĐT Bến Tre có trái với tinh thần của Bộ GD-ĐT? Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết:

- Mục tiêu trọng tâm của việc bồi dưỡng là chuẩn bị cho giáo viên có năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ của VN, tham chiếu khung năng lực ngoại ngữ châu Âu, đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ người dạy phải cao hơn hai bậc so với yêu cầu chuẩn năng lực ngoại ngữ người học. Việc bồi dưỡng giáo viên còn có ý nghĩa trang bị cho người dạy đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với yêu cầu mới.

Qua khảo sát, Bộ GD-ĐT hiểu rất rõ năng lực của giáo viên ngoại ngữ nhìn chung chưa đạt yêu cầu và rất khác nhau giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn. Đó là lý do bộ cân nhắc không quy định một lộ trình với quy mô và tiến độ chung cho cả nước. Các địa phương, đơn vị chủ động xác định mục tiêu khả thi, xây dựng kế hoạch và các giải pháp phù hợp để triển khai.

* Sở GD-ĐT Bến Tre đã quyết định không xét thi đua, đồng thời xếp những giáo viên đi học bồi dưỡng mà không đỗ B2 vào chuẩn nghề nghiệp chưa đạt. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT lại có công văn yêu cầu các sở không sử dụng kết quả bồi dưỡng chuẩn hóa năng lực giáo viên tiếng Anh để xếp loại thi đua giáo viên. Sự khác nhau giữa hướng dẫn của bộ và triển khai của sở cần được chấn chỉnh thế nào, thưa thứ trưởng? Nhiều giáo viên phàn nàn họ phải theo học lớp vừa làm vừa học là khác xa với chỉ đạo của bộ...

- Do điều kiện, hoàn cảnh bồi dưỡng giáo viên rất khác nhau, nên Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các sở yêu cầu không được sử dụng kết quả bồi dưỡng chuẩn hóa năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông để đánh giá, xếp loại thi đua, gây áp lực nặng nề lên giáo viên. Tất cả các sở đều đã nhận được công văn này từ tháng 2. Địa phương không thể áp việc đạt yêu cầu năng lực giáo viên tiếng Anh với việc xét/không xét thi đua một cách tùy tiện, ngẫu hứng hay theo những mong muốn chủ quan, mà phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể. Còn nếu cứ cố làm đồng loạt, áp đặt yêu cầu, tiêu chí chung thì sẽ không hợp lý, không tạo được sự đồng thuận và chắc chắn gây khó trong thực hiện.

Riêng việc bồi dưỡng giáo viên theo hình thức vừa học vừa làm thì bộ đã chấn chỉnh khi trước đó một số đơn vị tổ chức bồi dưỡng theo hình thức vừa học vừa làm với mục tiêu vừa muốn bồi dưỡng giáo viên lại vừa đảm bảo ổn định về đội ngũ đứng lớp. Việc dạy học trong điều kiện đó chắc chắn không đảm bảo yêu cầu chất lượng. Qua kiểm tra thực tế thấy việc bồi dưỡng theo hình thức này không đem lại hiệu quả cao nên ngày 16-5, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn chấn chỉnh công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo hướng không tổ chức theo hình thức vừa học vừa làm, chỉ tổ chức các khóa bồi dưỡng tập trung, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện và việc đánh giá, nghiệm thu kết quả bồi dưỡng.

* Điều khiến các giáo viên bức xúc là họ được cử đi học và đã rất nỗ lực vừa học vừa dạy, nhưng lại bị yêu cầu phải bồi thường kinh phí đào tạo nếu thi lại mà không đạt yêu cầu. Chế tài này liệu có triệt tiêu sự cố gắng của giáo viên hay không, theo quan điểm của thứ trưởng?

- Việc đề ra những quy định ràng buộc trách nhiệm của người đi bồi dưỡng về kết quả và chất lượng bồi dưỡng là cần thiết. Tuy nhiên, điều kiện và hoàn cảnh của giáo viên rất khác nhau nên bộ không hướng dẫn việc bồi thường kinh phí bồi dưỡng. Triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia hẳn sẽ có những đơn vị mong muốn được cán đích sớm. Song phải lưu ý các đơn vị cần có những quy định phù hợp với từng trường hợp cụ thể, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng chuẩn hóa, không tạo ra quá nhiều sức ép với giáo viên.

Quy định cụ thể là do địa phương nhưng phải bảo đảm vừa tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tự học để vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả bồi dưỡng của giáo viên, vừa xử lý được những trường hợp cố tình vi phạm quy định đối với công tác bồi dưỡng. Theo các quy định hiện hành của Nhà nước, cơ quan quản lý còn có thể sắp xếp công việc khác đối với những người không thể nào đạt được năng lực theo yêu cầu nhiệm vụ.

* Các giáo viên khẳng định con số gần 150 giáo viên đi học mà không ai đỗ B2 chứng tỏ Sở GD-ĐT Bến Tre chọn đối tác EMCO rất đáng thất vọng. Bản thân Sở GD-ĐT Bến Tre cũng đã yêu cầu đối tác phải thay đổi người dạy sau đó. Các sở GD-ĐT sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào nếu lựa chọn đối tác không đạt chuẩn, thưa thứ trưởng?

- Bộ GD-ĐT đã đưa ra quy định về các nguyên tắc chung của việc triển khai công tác bồi dưỡng. Bộ cũng giới thiệu một số cơ sở đào tạo đại học đủ năng lực để các địa phương tham khảo, lựa chọn, hợp đồng thực hiện bồi dưỡng giáo viên. Mặt khác, Bộ GD-ĐT còn yêu cầu phải giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, đánh giá kết quả bồi dưỡng và khuyến khích việc lựa chọn những đơn vị, tổ chức đủ năng lực để nghiệm thu, đánh giá kết quả bồi dưỡng nhằm tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Việc chọn đối tác cụ thể là do địa phương và địa phương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Ở đây, đối tác mà Sở GD-ĐT Bến Tre chọn lựa phải thay đổi người dạy chứng tỏ ban đầu đối tác làm chưa tốt, nhưng sau đó đã có sự điều chỉnh trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên.

Cử cán bộ về Bến Tre nắm tình hình cụ thể

* Từ cách xử lý gây bức xúc đối với giáo viên của Sở GD-ĐT Bến Tre, liệu Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể hoặc chấn chỉnh gì chung với các địa phương khác trong việc triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia không, thưa thứ trưởng?

- Trước kiến nghị của hàng trăm giáo viên Bến Tre, bộ vừa cử cán bộ về Bến Tre để nắm tình hình cụ thể, cả về thực hiện chuyên môn, tổ chức lớp học, chủ trương đánh giá thi đua dựa trên kết quả bồi dưỡng của giáo viên cũng như việc xét duyệt, lựa chọn đối tác, rồi đơn vị giám sát độc lập tại Sở GD-ĐT Bến Tre... Đề án ngoại ngữ quốc gia có lộ trình chặt chẽ, dài hơi đến năm 2020, nên việc thực hiện dù khẩn trương, tích cực nhưng không được vội vã, phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Thời gian qua bộ đã tổ chức một số đoàn kiểm tra và đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành đề nghị phối hợp chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng như việc mua sắm thiết bị dạy học kém hiệu quả nhằm làm cho hoạt động này ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

NGỌC HÀ  thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar