27/03/2023 11:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không đồng ý bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi).

Không đồng ý bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư - Ảnh 1.

Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật nhà ở (sửa đổi).

Dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 3-2023 và kết luận một số nội dung.

Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo.

Tuy nhiên cho rằng cần bổ sung quy định cụ thể, chặt chẽ, có tính khả thi về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời cư dân, phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không còn an toàn cho việc sử dụng.

Việc này vì mục đích bảo đảm sức khỏe, an toàn tài sản, tính mạng cho người dân, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà chung cư phải di dời để phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Kết luận cũng nhấn mạnh đây là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng, có tác động sâu rộng đến đời sống xã hội.

Do đó, trong trường hợp Chính phủ thấy cần thiết tiếp tục trình Quốc hội phương án khác với ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì đề nghị xây dựng 2 phương án.

Bao gồm phương án của Chính phủ đề xuất và phương án theo ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đề xuất của cơ quan thẩm tra để đại biểu Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Đồng thời, tờ trình của Chính phủ cần phân tích, làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và thực tiễn, đánh giá tác động kỹ lưỡng, phân tích ưu điểm, hạn chế, hoàn thiện quy định của từng phương án.

Từ đó làm cơ sở để đại biểu Quốc hội thảo luận để lựa chọn được phương án tốt nhất, khả thi nhất, khắc phục được bất cập, vướng mắc của luật hiện hành, đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng của người dân trong xã hội, phục vụ hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Về các nội dung lớn của dự thảo gồm quyền sử dụng đất gắn với nhà ở do cá nhân nước ngoài sở hữu tại Việt Nam; chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, chính sách nhà ở cho lực lượng vũ trang; lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân; thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, rà soát, chỉnh lý dự thảo luật bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng tại nghị quyết 18, nghị quyết 06 và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận có liên quan.

Quy định về các nội dung trên phải bảo đảm tính khả thi, tính đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan, các dự án luật chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 như dự án Luật đất đai (sửa đổi), dự án Luật đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi)…

Đối với một số nhóm vấn đề cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước để tránh sơ hở, lợi dụng gồm bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, ưu đãi chủ đầu tư nhà ở xã hội, đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, vấn đề chuyên gia, người lao động nước ngoài lưu trú tại nhà lưu trú công nhân bố trí trong khu công nghiệp...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các quy định trong dự thảo luật để hoàn thiện, bảo đảm chặt chẽ, có cơ chế kiểm soát phù hợp...

Đối thoại với Thủ tướng: Làm sao để bạn trẻ mua được nhà ở?

Sáng nay 22-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên Việt Nam với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm một dự án hàng trăm căn hộ ở TP.HCM được gỡ vướng cấp sổ hồng

Hàng trăm hộ ở chung cư tái định cư Tham Lương (quận 12 cũ) được cấp sổ hồng, sau thời gian dài chờ đợi cơ quan chức năng gỡ vướng.

Thêm một dự án hàng trăm căn hộ ở TP.HCM được gỡ vướng cấp sổ hồng

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Thủ tục hoàn công có còn cần thiết không khi công trình đã xây theo mẫu nhà duyệt sẵn, nằm trong quy hoạch rõ ràng và được giám sát từ đầu?

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Sei Harmony và triết lý phát triển bất động sản bền vững

Sei Harmony nổi bật như một minh chứng cho triết lý phát triển bền vững của nhà phát triển Tokyo AA.

Sei Harmony và triết lý phát triển bất động sản bền vững

Chủ tịch TP.HCM khen thưởng Sở Xây dựng về miễn giấy phép cho 112 dự án

10 tập thể, cá nhân Sở Xây dựng TP.HCM nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM về tham mưu công bố 112 dự án miễn giấy phép xây dựng.

Chủ tịch TP.HCM khen thưởng Sở Xây dựng về miễn giấy phép cho 112 dự án

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Một số điểm mới, thay đổi nổi bật trong thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ ngày 1-7-2025.

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

TP.HCM đưa nhân sự chi nhánh đất đai về 168 phường, xã hướng dẫn cấp sổ đỏ cho dân

168 nhân sự các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của TP.HCM được cử đến tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tại 168 UBND cấp xã.

TP.HCM đưa nhân sự chi nhánh đất đai về 168 phường, xã hướng dẫn cấp sổ đỏ cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar