31/05/2020 10:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không đơn độc trên đường đến trường

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - Những tiếng nấc nghẹn, giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt của các nhân vật giao lưu lẫn người tham dự trong khán phòng Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM sáng 30-5 đã tạo nên cảm xúc lắng đọng.

Không đơn độc trên đường đến trường - Ảnh 1.

Ông Tăng Hữu Phong - trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP và bà Phan Thị Thanh Phương - bí thư Thành đoàn TP.HCM trao học bổng cho em Tấn Bình - học sinh lớp 9 Trường THCS Bình Thọ (Thủ Đức) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hơn một năm trước, em đã nhận được cuộc gọi từ ban tổ chức học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho tân sinh viên. Cuộc gọi lần này cũng đầy bất ngờ như vậy. Sự giúp đỡ của các anh chị luôn đến vào những lúc mà em không biết bấu víu vào đâu.

SV Thái Thị Cẩm Tú

Bởi đó là những giọt nước mắt của sự thấu hiểu, sẻ chia đầy tình người, cùng nhau vượt khó sau cơn đại dịch vừa đi qua làm đổi thay nhiều điều.

Cuộc gọi bất ngờ

Trên sân khấu, cô sinh viên Thái Thị Cẩm Tú (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) nghẹn ngào không nói nên lời khi lần thứ hai được nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Bởi lần đầu Tú nhận tin vui là thời điểm tháng 10-2018, khi em một mình quảy balô rời Phan Thiết vô Sài Gòn nhập học mà ông bà ngoại em không có lấy một đồng cho cháu. Tú là đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, được đôi vợ chồng già mà em gọi bằng ông bà ngoại nhận nuôi từ khi chỉ vài tháng tuổi.

Lần này, tin nhận học bổng đến với Tú khi em đang trở lại trường, với đủ gánh nặng tiền trọ, tiền ăn nhưng chưa biết xoay xở ra sao.

"Tết rồi em ở lại làm thêm nên đến giờ đã sáu tháng chưa về nhà. Mùa dịch không đi học nhưng em không dám về nhà. Gọi điện về cho ngoại, ngoại bảo mùa dịch không đi bán nước mía được, em không muốn thành gánh nặng thêm cho ngoại. Em chỉ còn có ngoại là người thân! Ngày nào em cũng gọi điện nhưng không dám gọi lâu vì sợ ngoại hỏi rồi khóc", vừa rơi nước mắt em vừa kể.

Đợt dịch vừa qua, Tú phải rời ký túc xá để dành chỗ cho người cách ly. Dọn ra ngoài thuê trọ, bao lo toan càng đè nặng lên cô gái bé nhỏ. Từ hồi sinh viên đến giờ, Tú làm thêm liên tục để tự trang trải chi phí, từ làm quán ăn cho đến rạp phim. Thời gian qua rạp phim đóng cửa, công việc cũng không còn.

"Em mới xin được việc ở quán chay. Số tiền học bổng 3 triệu đồng là một khoản rất lớn với em lúc này. Em gửi cho bà ngoại một ít để bà có vốn đi bán nước mía, số còn lại để trả tiền trọ" - Tú kể.

Trong 211 bạn học sinh, sinh viên, có không ít bạn trẻ lần thứ hai được nhận học bổng "Tiếp sức đến trường". Đó là cô bé "xương thủy tinh" Trương Thị Ý Lan - sinh viên năm 2 Đại học Công nghệ thông tin hay cậu sinh viên Đại học Y dược TP.HCM Nguyễn Ngọc Bão. Khi Lan được bạn bế lên sân khấu nhận học bổng, cô Đặng Thị Cư, mẹ em, ngồi dưới khán phòng theo dõi con. Cách đây hai năm, cô Cư cùng con dự buổi trao ý nghĩa này.

"Con mắc bệnh xương thủy tinh, khó khăn trong sinh hoạt nên khi con đi học, tôi theo lên thành phố, được nhận vào làm tạp vụ ngay trong trường cháu. Mùa dịch trường đóng cửa, tôi không có thu nhập nên hai mẹ con vất vả lắm. May mà Lan lại được nhận thêm khoản học bổng này" - chị xúc động nói.

Quà đặc biệt từ ban tổ chức

Đó là khoản tiền 3 triệu đồng được ban tổ chức quyết định trao ngay trên sân khấu cho bà Nguyễn Thị Hoa (73 tuổi) - bà ngoại của cô học trò lớp 8 Trương Thị Phụng Nghi (THCS Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM). Suốt 15 năm (bằng số tuổi của cháu gái), ngày ngày bà lượm ve chai nuôi cháu đến trường, đồng thời trang trải chi phí chữa căn bệnh máu bẩm sinh của cô bé.

Giọng bà đứt quãng, khóe mắt đỏ hoe khi MC hỏi nhận khoản tiền này bà sẽ làm gì: "Tôi sẽ vô bệnh viện truyền máu cho con Nghi".

Bốn tháng tuổi, bác sĩ phát hiện Nghi mắc bệnh về máu bẩm sinh, cha em lại bỏ đi nên bà ngoại rời quê, lên ở cùng hai mẹ con cô bé và nuôi Nghi tới giờ. Bà là người đưa Nghi đi học, đưa em đến bệnh viện mỗi tháng một lần. 

"Tiền đi bệnh viện mỗi tháng chừng 10 triệu. Mẹ nó làm ở công ty bao bì lâu lâu mới về, tôi đi lượm ve chai, dành dụm tiền để lo cho nó ăn học, trị bệnh. Vừa rồi dịch, không làm gì được. Khó khăn lắm mà phải cố gắng thôi. Mười mấy năm rồi mà".

Ngồi cạnh bà, Nghi cũng khóc theo. Cô bé nhỏ nhắn hơn cái tuổi 15 của mình rất nhiều. Đã khóc suốt từ khi ngồi xem đoạn phim về hai bà cháu đến tận lúc lên sân khấu, nhưng khi hỏi về ước mơ, cô bé rất rắn rỏi: "Em ước trở thành cô giáo dạy tiếng Anh, có tiền để phụ giúp gia đình, lo cho ngoại".

Chia sẻ với những học sinh, sinh viên trong buổi lễ, nhà báo Lê Thế Chữ - tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - đã kể lại câu chuyện của một trong 150 sinh viên, học sinh của đồng bằng sông Cửu Long vừa nhận học bổng trong đợt trao cách đây bốn ngày. Đó là trường hợp bạn sinh viên mồ côi của Trường cao đẳng Y tế Cần Thơ đã nhiều năm làm nghề bán kẹo kéo mưu sinh, có nguy cơ bỏ học do hàng quán phải đóng cửa vì dịch bệnh. Nhưng suất học bổng cùng sự giúp sức của cộng đồng đã kéo bạn ấy trở lại với giảng đường.

"Kể cho các bạn câu chuyện ấy, chúng tôi muốn nói rằng các bạn sẽ không đơn độc trong hành trình còn nhiều khó khăn này để tiếp tục ước mơ đến trường của mình", ông bày tỏ.

Trao 211 suất học bổng cho học sinh, sinh viên vùng Đông Nam Bộ

duyen phan_tiep suc den truong _ 3 5(read-only)

Các bạn học sinh, sinh viên đã nhận được sự sẻ chia kịp thời để vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, tiếp tục đến trường - Ảnh: DUYÊN PHAN

Học bổng "Tiếp sức đến trường" được trao ngay thời điểm học sinh, sinh viên khó khăn của khu vực Đông Nam Bộ trở lại trường sau mùa dịch COVID-19 vào sáng 30-5. Trước đó, chương trình đã tặng 150 suất cho học sinh, sinh viên khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Học bổng cho sinh viên trị giá 3 triệu đồng/suất, với học sinh THCS, THPT 1,5 triệu đồng/suất cùng quà tặng. Tổng kinh phí khoảng 2,2 tỉ đồng, được trích từ chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" do báo Tuổi Trẻ và Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM phát động. Chương trình sẽ tiếp tục đến với hơn 350 học sinh, sinh viên khó khăn tại khu vực miền Trung và miền Bắc.

C.TRIỆU

Trao 211 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" khu vực Đông Nam bộ

TTO - Sáng 30-5, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Thành đoàn TP.HCM đã trao tặng 211 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh, sinh viên vượt khó của khu vực Đông Nam bộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Thương con nhưng vẫn giữ suy nghĩ mình cần bảo bọc con, một số phụ huynh cho mình quyền được can thiệp và kiểm soát quá mức đời tư của con.

Cha mẹ và con cái: Để không thành hai đường thẳng song song

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Hai giải nhất cá nhân cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025 đã được trao cho Trần Ngọc Kiều My, một học sinh lớp 2 tại Thái Bình và Đinh Diệp Linh, một học sinh lớp 5 tại Hà Nội.

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Ca sĩ Hòa Minzy, rapper Double2T được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Chiều 17-5, tại Học viện Cán bộ TP.HCM, 80 đại biểu thanh niên tiêu biểu đại diện các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã được tuyên dương tại Lễ tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.

Ca sĩ Hòa Minzy, rapper Double2T được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Chiến sĩ cảnh sát cơ động hiến máu cứu bệnh nhân ung thư nguy kịch

3 chiến sĩ thuộc Phòng cảnh sát cơ động, Công an TP Huế đã kịp thời hiến máu, cứu sống một bệnh nhân bị ung thư máu đang trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Chiến sĩ cảnh sát cơ động hiến máu cứu bệnh nhân ung thư nguy kịch

Học trưởng thành từ những nỗi đau, thấu hiểu về hạnh phúc qua biến cố

Gương mặt luôn rạng ngời nụ cười, tốc độ làm việc nhanh, chuyên nghiệp, sở hữu bảng dài thành tích... là sơ nét chân dung gương mặt MC - biên tập viên truyền hình Phan Thị Tú Trinh (35 tuổi).

Học trưởng thành từ những nỗi đau, thấu hiểu về hạnh phúc qua biến cố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar