27/05/2020 08:07 GMT+7

Tiếp sức đến trường ở Cần Thơ: Trao niềm tin, siết tay tin cậy

THÙY TRANG - CHÍ CÔNG
THÙY TRANG - CHÍ CÔNG

TTO - Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều học sinh, sinh viên khắp cả nước rơi vào hoàn cảnh khốn khó, khi bản thân và gia đình trở nên túng thiếu, mất việc làm.

Tiếp sức đến trường ở Cần Thơ: Trao niềm tin, siết tay tin cậy - Ảnh 1.

Nhận học bổng, bà Trần Thị Phương Mai và cháu gái Nguyễn Thanh Tuyền vui mừng khôn xiết - Ảnh: Chí Công

Chia sẻ với cộng đồng và hỗ trợ các bạn trẻ, 150 suất học bổng Tiếp sức đến trường "hậu Covid-19" đầu tiên đã đến với các em khu vực đồng bằng sông Cửu Long ngày 26-5.

1,5 triệu đồng với người giàu không là gì nhưng với bốn bà cháu là lớn lắm.

Bà Trần Thị Phương Mai

"Mong sau này tụi nhỏ không phải làm ôsin"

Từ tờ mờ sáng, bà Trần Thị Phương Mai, 65 tuổi, ở quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cùng cháu gái Nguyễn Thanh Tuyền đạp xe cọc cạch đến Trường đại học Nam Cần Thơ để nhận học bổng.

Trong hàng trăm học sinh, sinh viên và phụ huynh ở khán phòng, có lẽ bà Mai là người lớn tuổi nhất. Tóc bà pha sương, chân tay nổi gân, chai sạn vì lao động cực nhọc. Nhắc về cuộc sống của bốn bà cháu côi cút bữa đói bữa no, bà ngân ngấn lệ. 

Để có chỗ trú thân, bà Mai cùng ba người cháu thuê một căn phòng trọ giá 1,6 triệu đồng trong nội đô. Vất vả là thế nhưng bà không để các cháu thất học. Cả ba cháu ngoại đều đến trường, hiện một cháu học lớp 1, cháu học lớp 10 và Thanh Tuyền đang học lớp 7.

"Ba mẹ Tuyền chia tay nhau sáu năm rồi. Cha lấy vợ khác. Mẹ nó đi bước nữa, dọn về Thốt Nốt ở. Cả cha lẫn mẹ ít ai đoái hoài đến con. Không có tiền, tôi phải bươn chải làm nhiều việc lắm, từ dọn nhà, rửa chén, cốt để nuôi ba đứa nó đi học. Tôi chỉ mong có sức khỏe để làm việc nuôi cháu, mong sau này tụi nhỏ không phải làm ôsin".

Những lúc hè về, gác lại chuyện học hành, Thanh Tuyền xin ngoại đi học thêm nghề đan giỏ xách. "Em tập làm việc. Dù tiền kiếm ít thôi nhưng cũng phụ ngoại phần nào. Ngoại bệnh trong người mà cứ giả vờ không bệnh hoài à!" - mắt Tuyền đỏ hoe.

Khi cháu lên nhận học bổng, bà Mai dõi theo từng bước. "Đợt này về tui mua cái áo mới cho Tuyền đi học. Áo con bé cũ quá rồi!" - bà như tự nói với mình.

Rồi cả khán phòng lặng đi khi cậu sinh viên Nguyễn Tấn Lộc, lớp vật lý trị liệu Trường cao đẳng Y tế Cần Thơ, cất giọng trầm buồn hát bài Đứa bé. Từng câu, từng lời như vận vào chính hoàn cảnh của Lộc: "... Hãy lau khô cuộc đời em bằng lòng nhân ái của con người, và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam".

Từ nhỏ, Lộc và em trai đã sống ở cô nhi viện, thiếu vắng tình thương của mẹ cha. Đến tuổi trưởng thành, Lộc rời xa em, rời mái ấm để tự lập, mưu sinh. Chàng trai ôm thùng loa bán kẹo kéo, rong ruổi khắp ngả đường từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền đi học.

"Thời gian còn dài, em phải cố gắng gấp nhiều lần nữa để thay ba mẹ lo cho em trai. Đến thời điểm này em thấy quyết định đi học tiếp của mình thật đúng đắn" - Lộc tâm sự.

Không bỏ học dù hoàn cảnh khốn khó

Ông Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, bày tỏ như vậy tại buổi trao học bổng. Ông chia sẻ cuộc sống vốn đã rất nhiều khó khăn và càng khó hơn khi người lao động buôn gánh bán bưng, làm thuê làm mướn không thể có việc làm trong mùa dịch, kéo theo con em họ cũng bị ảnh hưởng, gánh nặng càng chồng chất.

"Đó là lý do mà những suất học bổng đặc biệt này ra đời đúng thời điểm và trao đúng người. Đây sẽ là những phần quà trợ lực để các bạn vững bước đến trường, giá trị hơn nữa là sự tin yêu, cái siết tay tin cậy để các bạn tự tin bước đi trên đường đời vốn dĩ không bằng phẳng" - ông Chữ nhấn mạnh.

GS.TS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, thông tin dù có nhiều hỗ trợ cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng nguồn lực có hạn. Chính những suất học bổng như thế này thật đáng trân quý.

"Tôi mong hành trang các em mang vào đời là vốn ngoại ngữ thật giỏi, tin học thật tốt. Khi đã trang bị cho mình thật kỹ hai bửu bối đó, tôi tin các em sẽ hòa nhập và làm việc tốt ở bất cứ nơi đâu" - GS Võ Tòng Xuân nhắn nhủ.

Sau lễ trao tại Cần Thơ, chương trình tiếp tục đến với 550 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19 tại các khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc đến ngày 7-6-2020.

Tổng kinh phí học bổng khoảng 2,2 tỉ đồng, được trích từ chương trình "Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19" do báo Tuổi Trẻ và Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM phát động. Học bổng dành cho học sinh THCS, THPT trị giá 1,5 triệu đồng/suất và sinh viên là 3 triệu đồng/suất cùng quà tặng.

150 suất học bổng 'Tiếp sức đến trường' đặc biệt đầu tiên mùa COVID-19

TTO - Sáng 26-5, báo Tuổi Trẻ và Thành đoàn Cần Thơ đã tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 150 HS-SV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

THÙY TRANG - CHÍ CÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Microsoft cắt giảm gần 3% nhân sự toàn cầu để dồn lực đầu tư vào AI, trong bối cảnh chi tiêu hạ tầng tăng mạnh và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn.

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 14-5, 500 đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X đã làm lễ báo công và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot

"Em muốn chế tạo ra robot" - Trương Mạnh Quân, cậu học trò lớp 6 Trường THCS - THPT Newton (Hà Nội), nói chắc nịch khi được hỏi về ước mơ. Anh chàng mới sắp kết thúc lớp đầu cấp THCS mà sở hữu bảng kê giải thưởng toán học dài mấy trang vở.

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar