02/10/2019 13:43 GMT+7

Không cho con tiền đi học, người lớn quá lo xa?

ĐỖ TUÂN SẮC
ĐỖ TUÂN SẮC

TTO - Lo con mua phải đồ ăn không an toàn, lo học trò mua đồ chơi quên học... một số phụ huynh, giáo viên muốn cấm học sinh đem tiền khi đi học.

Không cho con tiền đi học, người lớn quá lo xa? - Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh cho con xài tiền từ sớm và dạy con khá kỹ chuyện tiêu tiền - Ảnh: N.C.T.

Có phải người lớn quá lo xa, hay do chúng ta chưa biết cách dạy con xài tiền?

Cho con tiền đi học, rất nên!

Theo tôi cho con tiền khi đi học là cần thiết vì những lý do sau đây.

Con không thể đến dự tiệc sinh nhật bạn với đôi bàn tay không; đi thăm bạn đang nằm trong bệnh viện thì cần có tiền để mua sữa, đường, trái cây; cũng cần có tiền để giúp đỡ bạn đang gặp cảnh ngộ khó khăn, đóng tiền quỹ lớp, nuôi heo đất của lớp…

Ở một số ít trường, học sinh phạm lỗi (không thuộc bài, không soạn bài, không phù hiệu, không mặc đồng phục theo quy định, đi trễ, chửi tục, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học) còn bị phạt bằng… tiền (theo thỏa thuận của lớp với giáo viên chủ nhiệm, tiền nộp phạt sẽ dùng để chi cho các việc chung của lớp như bồi dưỡng cho những thành viên tham gia thi đấu thể thao, văn nghệ, hội trại xuân, liên hoan cuối năm, đi thăm bạn bị bệnh…).

Lớp nào có tham gia thi đấu thể thao, văn nghệ, hội trại xuân… thì mỗi học sinh phải nộp một số tiền để tham gia phong trào… Tóm lại là có nhiều khoản con cần phải chi khi đi học, nên không thể không cho con tiền.

Tuy nhiên khi cho các con tiền, các bậc cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến nguyên tắc công bằng. Thiếu yếu tố này dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Một nữ sinh từng uống thuốc ngủ tự tử nhưng được cứu thú nhận em hành động bồng bột như vậy do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chị của em (đang học trường chuyên) được gia đình cho nhiều khoản tiền lớn, còn em thì không.

Điều quan trọng nữa là cần dạy con không nên dùng đồng tiền để làm nhục bạn bè.

Gần đây ở một trường có tình trạng một nhóm học sinh giả vờ làm rớt tiền trên cầu thang dẫn vào lớp học rồi nấp gần đó, hễ thấy một học sinh nào đó nhặt lấy tiền bỏ túi thì cả nhóm ùa ra cười đùa, chế nhạo khiến "nạn nhân" cực kỳ xấu hổ.

Cần dạy dỗ con quý trọng giá trị đồng tiền (thành quả của lao động) nhưng không nên xem tiền là trên hết, là tất cả (có tiền là giải quyết được mọi quan hệ, mọi sai phạm)…

ĐỖ TUÂN SẮC

Dạy con cách xài tiền

Con tôi năm nay học lớp 3, tôi hạn chế đến mức thấp nhất việc cho cháu đem tiền đến lớp bởi tôi không kiểm soát được việc ăn uống của con khi có quá nhiều hàng quán gần trường bán thực phẩm kém chất lượng. Năm học trước, cháu từng bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài vì ăn phải những đồ ăn đó.

Thông thường, khi cần tiền để đóng góp gì đó, con sẽ báo và tôi sẽ cho. Còn bình thường trước khi đến trường, gia đình đã chuẩn bị thức ăn chu đáo cho con, kể cả quà bánh cho con ăn giờ ra chơi. Dụng cụ học tập của con cũng được kiểm tra, chuẩn bị sẵn nên cũng không lo cháu sẽ bị động.

Ở độ tuổi của con, ý niệm về tiền đã manh nha hình thành. Đây là thời điểm "vàng" để dạy con về ý nghĩa của đồng tiền chân chính và cách tiêu tiền.

Tôi thường lấy công việc thực tế của tôi và vợ hằng ngày để trao đổi với con. Chúng tôi cho con thấy để có đồng tiền nuôi sống gia đình cha mẹ phải vất vả như thế nào. Mỗi khi mua cho con món đồ nào đó, tôi giải thích cho con biết ba mẹ phải làm việc trong bao lâu mới có số tiền để mua món đồ ấy. Ban đầu có thể con chưa hiểu, nhưng lâu dần con sẽ "thấm".

Dù có thể hơi phiền nhưng tôi vẫn kiên trì trao đổi với con về công năng sử dụng của món đồ có tương thích với món tiền chúng tôi bỏ ra không. Tôi thường đưa ra nhiều lựa chọn để con quyết định nên mua món đồ nào phù hợp với nhu cầu sử dụng và năng lực tài chính của cha mẹ. Tôi nhận thấy con đã có sự cân nhắc, không còn đòi mua đồ chơi vô tội vạ như trước đây.

Tiền lì xì của con, để khuyến khích cháu để dành, tôi đã cất giữ giùm cháu và tính "lãi suất" theo lãi ngân hàng. Con rất thích thú với điều đó và năng tiết kiệm hơn để dành dụm nhiều tiền.

Mặc dù dạy con tiết kiệm, tôi cũng chú ý giúp con nâng cao tinh thần tương thân tương ái khi đưa tiền cho con trao cho những người ăn xin, hoặc giúp đỡ bạn nghèo trong lớp.

Tôi thường nói với con: "Dù con trao tiền cho người ăn xin hoặc bạn học gặp khó khăn nhưng tiền này vẫn là tiền của ba, lòng tốt này vẫn là của ba. Con muốn thể hiện lòng tốt thật sự của mình con phải cho tiền của chính con". Những lần sau đó, khi muốn giúp đỡ người khó khăn, con thường nói với tôi: "Con mượn tiền ba nhé, về nhà con sẽ lấy tiền tiết kiệm trả ba, hoặc con sẽ làm việc 'trả công' ba".

Dạy con xài tiền là cả một "kỳ công" của những người làm cha mẹ. Nhưng cần hướng tới những giá trị nhân văn trong việc hình thành nhân cách của con sau này.

TRẦM THANH TUẤN

Bạn có cho con tiền khi đi học? Vì sao bạn cho (hoặc không cho) con tiền? Bạn dạy con xài tiền như thế nào? Mời bạn chia sẻ ở ô Bình luận dưới bài hoặc email đến [email protected].


Thăm dò ý kiến

Theo bạn, phụ huynh có nên cho con tiền khi đi học?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Cấm học sinh đem theo tiền khi đi học, nên không?

TTO - Vừa rồi tôi đi họp phụ huynh đầu năm cho con học lớp 3, giáo viên chủ nhiệm đề nghị các bậc cha mẹ không nên cho con đem theo tiền khi đi học.

ĐỖ TUÂN SẮC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar