29/05/2025 06:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không chỉ TP.HCM hay Hà Nội, chợ truyền thống cả nước đều cần kiểu bán hàng qua livestream

Mô hình bán hàng online tại chợ truyền thống đã có ở một số tỉnh thành. Việc này cần được nhân rộng nhanh, không chỉ vì giữ khách cho chợ mà chính là cách bảo vệ người tiêu dùng, chống thất thu thuế.

livestream - Ảnh 1.

Livestream bán hàng tại một trung tâm thương mại ở quận 10, TP.HCM - Ảnh: BÉ HIẾU

Kinh doanh online phát triển mạnh như một hệ quả tất yếu của làn sóng số hóa và thói quen tiêu dùng thay đổi. Không cần thuê mặt bằng, không cần đăng ký kinh doanh, chỉ với một chiếc điện thoại và vài chục phút livestream, hàng triệu người đã có thể bán hàng và thu lợi nhuận lớn.

Tuy nhiên phía sau sự tiện lợi và phát triển này lại là một khoảng trống ngày càng lớn trong công tác quản lý thuế, kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và bảo đảm sự công bằng trong môi trường kinh doanh.

Chợ chịu thua shop "chui"

Trong khi đó, những ngôi chợ truyền thống tồn tại trong cảnh ngày càng đìu hiu, trống trơn, tiểu thương bỏ sạp ngày càng nhiều, không thể cạnh tranh được với giá rẻ từ các shop online "chui".

Đã đến lúc cần mở ra một hướng đi mới, tái thiết mô hình thương mại nhỏ lẻ theo hướng bền vững và trách nhiệm hơn. Trong đó mô hình chợ truyền thống ứng dụng công nghệ số đang là lựa chọn được nhiều địa phương và nhà quản lý tính đến.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thuế, trong năm 2024 cả nước ghi nhận hơn 300.000 cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với số thu thuế ước đạt khoảng 2.500 tỉ đồng, tức chỉ bằng khoảng 2% so với tổng doanh thu ước tính từ thương mại điện tử cả năm là 116.000 tỉ đồng. Đáng chú ý cả nước hiện chỉ có hơn 76.000 cá nhân chính thức được ghi nhận hoạt động kinh doanh qua nền tảng số.

Qua rà soát, hơn 30.000 trường hợp bị phát hiện có vi phạm nghĩa vụ thuế, với tổng số thuế truy thu và xử phạt lên tới hơn 1.225 tỉ đồng. 

Thực tế cho thấy nhiều người bán hàng online qua Facebook, TikTok, Zalo... không đăng ký hộ kinh doanh, không phát hành hóa đơn, không sử dụng tài khoản ngân hàng doanh nghiệp mà giao dịch hoàn toàn bằng hình thức chuyển khoản cá nhân hoặc COD.

Điều này tạo ra tình trạng thất thu thuế trầm trọng, gây mất bình đẳng trong cạnh tranh với các tiểu thương đang tuân thủ quy định pháp luật tại các chợ, trung tâm thương mại. Nhiều địa phương đã lên tiếng về hiện tượng này.

Kinh doanh online tự phát còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Chất lượng hàng hóa không kiểm soát được, người tiêu dùng không biết khiếu nại ở đâu khi bị lừa, hàng giả hàng nhái tràn lan. Những vụ việc "livestream lừa đảo", hàng kém chất lượng nhưng được tẩy trắng bằng người nổi tiếng ngày càng xuất hiện dày trên báo chí.

Thương mại điện tử đáng lẽ phải là cú hích cho sự minh bạch nhưng trong bối cảnh luật chơi chưa đồng bộ, nó đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự trốn tránh trách nhiệm.

"Sân chơi" mới, công bằng hơn

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến đã đề xuất một hướng tiếp cận mới: khuyến khích mô hình chợ truyền thống có ứng dụng công nghệ số. Đây là một mô hình kết hợp giữa thương mại truyền thống và công nghệ số.

Mô hình này được xem như là sự điều chỉnh để đưa hoạt động thương mại nhỏ lẻ trở lại quỹ đạo quản lý, giữ được nét văn hóa giao thương trăm năm gắn bó với người dân Việt Nam.

Thực tế, mô hình chợ truyền thống ứng dụng công nghệ đã manh nha hình thành ở một số nơi như TP.HCM, Cần Thơ, Hà Nội...

Thay vì để tiểu thương đơn độc chuyển sang môi trường online, chính quyền địa phương đã tổ chức các phiên chợ livestream tại chỗ, hỗ trợ sạp hàng được lắp camera, đèn chiếu sáng, đường truyền Internet mạnh, nhân viên kỹ thuật hướng dẫn cách quay video, phát trực tiếp.

Mỗi gian hàng được cấp mã số định danh, liên kết với hệ thống hóa đơn điện tử, ví điện tử và tài khoản ngân hàng chính danh.

Tiểu thương có thể livestream ngay tại sạp hàng vẫn bán được cho khách hàng ở xa mà không rơi vào tình trạng "vô hình" trước cơ quan quản lý. Đây là bước tiến thực tế, khả thi và cho thấy chợ không hề lỗi thời. Chợ chỉ cần một chiếc áo mới để đồng hành với khách trong thời đại số.

Điểm sáng của mô hình này là khả năng tạo ra một không gian thương mại "có địa chỉ" cho hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Khi có địa chỉ thì có thể giám sát, có thể bảo vệ, có thể hỗ trợ. Tiểu thương nếu tuân thủ tốt sẽ được cấp tín chỉ tích lũy, từ đó có cơ hội tiếp cận vốn vay, bảo hiểm xã hội tự nguyện, các chương trình khuyến mãi công.

Người tiêu dùng khi mua hàng online qua sạp livestream tại chợ sẽ nhận được hóa đơn, đảm bảo quyền lợi khi phát sinh tranh chấp. Nhà nước có thể thu được thuế, nâng cao kỷ cương thương mại và giảm gánh nặng kiểm tra thủ công.

Quan trọng hơn, mô hình này tạo ra một "sân chơi" công bằng giữa online và offline, giữa tự phát và chính danh.

Chợ truyền thống phiên bản số

Để mô hình chợ truyền thống ứng dụng công nghệ phát huy hiệu quả cần một hệ sinh thái chính sách đồng bộ.

Trước hết cần có chính sách đầu tư hạ tầng tại chợ: mỗi khu chợ cần ít nhất một không gian livestream chung, có nhân viên kỹ thuật, camera, WiFi mạnh, đèn chiếu, phòng thu nhỏ.

Thứ hai, cần đào tạo kỹ năng số cho tiểu thương, đặc biệt là những người lớn tuổi, ít tiếp cận công nghệ. Sự hỗ trợ từ Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các trường đại học là rất quan trọng trong giai đoạn đầu.

Khi người tiêu dùng ưu tiên mua hàng qua các gian hàng livestream có đăng ký chính danh, có hóa đơn thì tự khắc người bán online sẽ thay đổi hành vi. Chính sách khi đó không còn đơn thuần là biện pháp hành chính mà trở thành một xu hướng văn hóa tiêu dùng văn minh và có trách nhiệm.

"Quay lại chợ" sẽ không phải là một bước lùi, đây không phải là sự trở về mà là một sự đổi mới khi chợ truyền thống số hóa. Khi đó công nghệ được tích hợp vào không gian đã được quản lý, chứ không phải thả lỏng công nghệ chạy tự do ngoài khuôn khổ pháp luật.

Tiểu thương gặp khó với livestream, bán hàng nhưng chẳng được mấy đơn

Khách mua trực tiếp giảm, nhiều tiểu thương đã chọn cách tăng kinh doanh online. Những tưởng sẽ bù vào lượng khách trực tiếp đang èo uột nhưng "cuộc chơi" trên mạng không dễ dàng chút nào.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Tranh chấp lối đi, đem cây rào đường

Người dân xã Tân Tiến, tỉnh Cà Mau đã đem cây rào đường do tranh chấp lối đi chung. Việc này làm nhiều người dân bị ảnh hưởng do có đường lộ ô tô nhưng vẫn không đi được.

Cà Mau: Tranh chấp lối đi, đem cây rào đường

Vụ chặt bán xà cừ tại phường Cheo Reo: Phát hiện thêm 10 cây bị chặt hạ

Liên quan vụ chặt bán nhiều cây xà cừ tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (cũ), tỉnh Gia Lai, cơ quan chức năng vừa phát hiện thêm 10 cây xà cừ bị cưa hạ tại vị trí khác thuộc phường này.

Vụ chặt bán xà cừ tại phường Cheo Reo: Phát hiện thêm 10 cây bị chặt hạ

Vụ ô tô lao thẳng vào nhà, chủ xe bị tố lật lọng sau thỏa thuận đền bù

Chiếc xe ô tô màu trắng lao thẳng từ một khách sạn ở quốc lộ 9 vào nhà ông Tuyến, tông sập cổng, hư 2 xe máy và nhiều tài sản. Tài xế đền bù một số tài sản ban đầu, xin tiếp tục đền bù vào hôm sau nhưng đến nay "không liên lạc được".

Vụ ô tô lao thẳng vào nhà, chủ xe bị tố lật lọng sau thỏa thuận đền bù

Cư dân nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp đã có điện chỉ 1 ngày sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online

Mặc dù dự kiến ký hợp đồng trước, sau đó mới lắp đồng hồ điện cho hàng trăm khách hàng tại chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp, nhưng cư dân bất ngờ khi Điện lực TP.HCM triển khai lắp đồng hồ ngay trong ngày 15-7.

Cư dân nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp đã có điện chỉ 1 ngày sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online

Công an điều tra vụ tiểu thương tố bị hành hung tại chợ ở Lâm Đồng

UBND xã Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đã chuyển hồ sơ cho công an thụ lý vụ tiểu thương tố bị hành hung ngay bên trong chợ Di Linh.

Công an điều tra vụ tiểu thương tố bị hành hung tại chợ ở Lâm Đồng

Dự án Hàm Tân không ảnh hưởng đất của dân, đảm bảo an toàn

Công ty Điện lực Lâm Đồng khẳng định công trình đường dây trung thế 22kV tại huyện Hàm Tân được triển khai đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến đất của người dân và đảm bảo an toàn.

Dự án Hàm Tân không ảnh hưởng đất của dân, đảm bảo an toàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar