17/04/2022 09:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khoa học đã tìm ra điểm yếu của 'sinh vật bất tử'

MINH HẢI (TheNature)
MINH HẢI (TheNature)

TTO - Gấu nước - loài sinh vật tưởng như 'bất tử' khi có thể sống sót ở ngoài Trái đất và trong môi trường nhiễm phóng xạ hóa ra lại có thể bị tiêu diệt khi tiếp xúc với một thứ rất quen thuộc: chất nhầy của ốc sên.

Khoa học đã tìm ra điểm yếu của sinh vật bất tử - Ảnh 1.

Chất nhầy ốc sên chính là điểm yếu đồng thời cũng có thể là cách để loài Tardigrade di chuyển xa hơn - Ảnh: Shutterstock

Tardigrades, còn được gọi là gấu nước, được cho là loài động vật khó tiêu diệt nhất trên thế giới, đã tồn tại trên Trái đất khoảng 530 triệu năm, trước cả khi khủng long xuất hiện. Chúng là loài mang đặc tính có phần quái dị và là đề tài nghiên cứu hấp dẫn, quan trọng của các nhà khoa học trong nhiều năm qua.

Chúng có thể tồn tại ở mọi môi trường sống: từ nơi nước mặn đại dương, vùng sông nước lợ, nước ngọt ao sông hồ, đầm lầy; giữa áp suất mạnh, bức xạ cực tím, môi trường chân không, hay thậm chí cả ngoài Trái đất...

Có hơn 900 loài gấu nước được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những ngọn núi cao nhất đến những đại dương sâu nhất. Chúng vẫn sống ngay cả khi đun sôi, đóng băng, làm khô, phơi nhiễm phóng xạ và còn sống đến tận 10 năm sau khi ở trong trạng thái "khô". Chỉ cần gặp nước, cơ thể chúng sẽ hồi sinh.

Trong công bố trên Scientific Reports mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Adam Mickiewicz, Ba Lan cho biết họ đã tìm ra điểm yếu của Tardigrade, đó là chất nhầy của ốc sên.

Mặc dù khả năng sống rất lớn nhưng gấu nước Tardigrade lại di chuyển rất chậm. Tốc độ di chuyển của chúng còn chậm hơn cả ốc sên nhưng chúng lại có mặt ở mọi nơi trên Trái đất. Bởi vậy, nhóm chuyên gia dẫn đầu bởi phó giáo sư Zofia Książkiewicz-Parulska và tiến sĩ Milena Roszkowska từ Viện Sinh học môi trường, Đại học Adam Mickiewicz, thực hiện nghiên cứu xem loài gấu nước có biết cách "quá giang" khi di chuyển giống như các loài động vật khác hay không.

Họ cho những con ốc sên bò qua bề mặt có Tardigrade ở đó. Kết quả là những con Tardigrade ngay lập tức bám vào ốc sên để "đi nhờ".

Điều thú vị là các chuyên gia phát hiện ra rằng sau khi bám vào ốc sên và bị bao phủ bởi lớp chất nhầy mà ốc sên tiết ra, Tardigrade rất nhanh bị khô. Cho dù sau đó được bù nước thì chỉ 34% trong số những con Tardigrade sống sót.

Điều này có nghĩa rằng chất nhầy ốc sên chính là điểm yếu đồng thời cũng có thể là cách để loài Tardigrade di chuyển xa hơn.

Mặc dù vậy, tỉ lệ gấu nước chết vì chất nhầy ốc sên không ảnh hưởng đến số lượng loài này. Vì với khả năng sinh sản vô tính, chỉ cần một con sống sót, Tardigrade có thể thiết lập một quần thể khác ở môi trường mới.

Theo các nhà khoa học, việc vô tình phát hiện ra điểm yếu của loài Tardigrades sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới mẻ về khả năng sống sót của loài này, cũng như tác dụng, ảnh hưởng của chất nhầy ốc sên trong các ứng dụng hóa sinh khác.

Hé mở bí ẩn về sự bất tử của loài gấu nước

TTO - Gấu nước là loài có thể khiến tất cả sinh vật trên hành tinh ghen tị khi sống ‘khỏe re’ ở những môi trường khắc nghiệt nhất. Giờ đây, các nhà khoa học đã tìm ra bí mật khiến nó có khả năng thích nghi tuyệt vời ấy.

MINH HẢI (TheNature)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Khi chạy thử nghiệm, tàu chạy bằng amoniac nguyên chất thải ra CO2 gần như bằng 0, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng oxit nitơ (NO) phát thải.

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tỉnh Lạng Sơn chính thức đón bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và gia nhập mạng lưới 229 công viên thuộc 50 quốc gia.

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao, mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhằm ngăn ngừa sự cố thương tâm này.

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar