02/10/2019 12:25 GMT+7

Hé mở bí ẩn về sự bất tử của loài gấu nước

MINH HẢI (Theo News Week)
MINH HẢI (Theo News Week)

TTO - Gấu nước là loài có thể khiến tất cả sinh vật trên hành tinh ghen tị khi sống ‘khỏe re’ ở những môi trường khắc nghiệt nhất. Giờ đây, các nhà khoa học đã tìm ra bí mật khiến nó có khả năng thích nghi tuyệt vời ấy.

Hé mở bí ẩn về sự bất tử của loài gấu nước - Ảnh 1.

Một loại protein chỉ có trong gấu nước đã khiến sinh vật này trở thành "bất tử" - Ảnh: iStock

Gấu nước hay Tardigrada là một sinh vật có 8 chân, kích thước trung khoảng 0,5 mm nên chỉ nhìn được dưới kính hiển vi. Gấu nước sinh sản bằng cách đẻ trứng, con non nở ra đã có đầy đủ tế bào của con trưởng thành và sinh trưởng bằng cách phân chia tế bào.

Loài vật nhỏ bé này nổi tiếng nhờ khả năng thích nghi với mọi bề mặt môi trường: núi băng tuyết, đáy biển sâu, cát, đất, đá… trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất: nơi có nhiệt độ không tuyệt đối (-273,15 độ C) đến trên nhiệt độ sôi của nước (100 độ C), độ phóng xạ cao hay áp suất nước lớn. Khi những loài khác không thể tồn tại thì gấu nước vẫn sinh sôi nảy nở.

Một vài thí nghiệm thậm chí cho thấy chúng có thể sống sót khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái đất.

Trước đó, giới khoa học nhận định rằng một loại protein chỉ có trong cơ thể của gấu nước, có tên là Dsup (protein ức chế tổn thương), đã giúp bảo vệ cơ thể chúng không bị tổn hại trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, chưa ai lý giải được phương thức hoạt động của protein này.

Sau rất nhiều năm nghiên cứu, giờ đây các nhà khoa học từ Đại học California San Diego (Mỹ) đã hé mở bí ẩn về khả năng sinh tồn cao của loài vật này.

Sau khi sử dụng phân tích sinh hóa, các nhà khoa học nhận thấy Dsup liên kết với các nhiễm sắc chất (chromatin - là các chuỗi DNA xoắn kép và các protein đặc biệt ở dạng cấu trúc nucleosome), tạo ra một "đám mây bảo vệ" che chắn các tế bào khỏi tác hại của phân tử phản ứng cao gốc hydroxyl. Những phân tử xuất hiện khi tiếp xúc với tia X.

Phát hiện này không chỉ tăng sự hiểu biết về gấu nước mà còn có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách tạo nên các tế bào sống lâu hơn trong điều kiện khắc nghiệt.

"Về lý thuyết, có vẻ như các liên kết của Dsup sẽ bảo vệ DNA trong nhiều loại tế bào khác nhau nên nó có thể được sử dụng trong một loạt các ứng dụng y sinh học. Chẳng hạn như các liệu pháp tế bào, phát triển các bộ dụng cụ chẩn đoán hoặc phương pháp tăng khả năng sống sót của tế bào có ích, chữa trị bệnh ung thư...", nhà nghiên cứu sinh vật James Kadonaga, Đại học California San Diego, cho biết.

Video: Những độc đáo về loại gấu nước 'siêu năng' mà có thể bạn chưa biết

TTO - Dù nước đun sôi, đông thật lạnh hay nén thật chặt, phơi thật khô, chiếu xạ thật mạnh hoặc quăng vào buồng chân không nhưng loài bọ gấu nước (tardigrade) vẫn cứ phây phây với tất cả những màn tra tấn "hành xác" này.

MINH HẢI (Theo News Week)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar