23/08/2017 08:21 GMT+7

Dạy con 'đưa rác về nhà'

THÁI HOÀNG
THÁI HOÀNG

TTO - Nếu người lớn tập cho con trẻ biết bỏ rác đúng nơi và thực sự là tấm gương cho trẻ thì trên mọi nẻo đường, chúng ta sẽ không thấy cảnh nhếch nhác vì rác thải.

Mẹ dừng xe và dạy con bỏ rác vào thùng (ảnh chụp trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Q.1, TP.HCM) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Theo bạn đọc Thái Hoàng, để trẻ con noi gương, người lớn chúng ta "Hãy thực hiện lối sống văn minh bắt đầu từ việc nhỏ: không xả rác, cho dù nơi đó không có sẵn thùng rác".

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến của bạn đọc này.

"Cách đây mấy năm, đọc bài báo “” đăng trên báo Tuổi Trẻ, tôi rất ấn tượng về những đứa trẻ biết bảo vệ môi trường.

Hai em bé, một lên 5, một lên 7, vừa từ nước ngoài về Việt Nam chơi, đã bỏ đầy bã mía, vỏ kẹo chocolate trong túi quần mang về nhà vì không tìm thấy thùng rác ở nơi đến vui chơi. Tôi nghĩ cha mẹ của hai em đã thành công trong việc dạy con biết sống đẹp, văn minh với môi trường ngay từ tuổi còn rất nhỏ.

Tôi đã đọc bài báo này vào giờ chào cờ để gửi thông điệp ý nghĩa cho hàng trăm cô cậu học trò. Và từ đó, tôi thường dạy học trò và con của mình “đưa rác về nhà” nếu như không tìm ra thùng rác. Mỗi lần dừng đèn đỏ, khi nhận tờ rơi quảng cáo, tôi thường bỏ vào túi.

Con thắc mắc, tôi giải thích: “Người ta nhận tờ rơi, xem xong có người vứt tại chỗ, có người thì đi đoạn đường vo tròn rồi vứt, như vậy là xả rác trên đường, không tốt. Không có thùng rác thì mình mang về nhà và bỏ vào thùng rác nhà mình”.

Tôi nghĩ đó là cách để dạy con thêm bài học. Những lần chở con đi chơi, khi mua nước mía uống, nếu không thấy thùng rác thì tôi sẽ đem ly nhựa về nhà. Đó cũng là bài học để con noi theo từng ngày.

Hôm rồi, chở con đến trường tiểu học cho ngày học đầu tiên. Trưa đón con về, tôi rất ngạc nhiên khi đứa trẻ lên 6 đã biết “đưa rác về nhà”. Lúc đó, tôi đang loay hoay ở sân thì một cháu hàng xóm qua chơi. Con tôi lấy vài thứ trong cặp ra thì cháu này liền hỏi: “Sao em lại bỏ vỏ hộp sữa vào cặp?”. Con tôi trả lời: “Chân em bị đau, em cũng không thấy thùng rác nên đem vỏ hộp sữa về nhà. Em không bỏ rác bừa bãi”.

Nghe con nói vậy, tôi thấy vui vô cùng. Con đã “thực hành” được việc đưa rác về nhà trong điều kiện chân đau không thể tìm đến nơi bỏ rác đúng chỗ, như những gì con thấy cha làm và dạy con.

Nếu người lớn tập cho con trẻ biết bỏ rác đúng nơi và thực sự là tấm gương cho trẻ trong việc này thì trên mọi nẻo đường, chúng ta sẽ không thấy cảnh nhếch nhác vì rác thải. Hãy thực hiện lối sống văn minh bắt đầu từ việc nhỏ: không xả rác, cho dù nơi đó không có sẵn thùng rác".

Hãy lắng lại đôi chút trong cuộc sống hối hả này để chia sẻ những khoảnh khắc, những câu chuyện mà bạn nghe thấy, quan sát được xung quanh, trong đó có những điều tưởng chừng rất nhỏ như bạn đọc Thái Hoàng đề cập. Xin mời bạn gửi những sẻ chia, cảm nhận của mình về địa chỉ: [email protected] hoặc [email protected]. Cảm ơn bạn!
THÁI HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cuối tuần này: Nhiều quận huyện ở TP.HCM có khả năng cúp nước

Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) thông báo nhiều địa phương ở TP.HCM có khả năng bị cúp nước vào cuối tuần này.

Cuối tuần này: Nhiều quận huyện ở TP.HCM có khả năng cúp nước

Chào mời bán vé số, những cảm nhận thân thiện từ Đà Lạt

Nhiều người cảm thông với người bán vé số dạo, nhưng cũng không ít người tỏ ra khó chịu khi được chào mời.

Chào mời bán vé số, những cảm nhận thân thiện từ Đà Lạt

Cuộc gọi cuối cùng của vợ chồng nghèo trước giờ bị lật vỏ lãi trên biển

Vợ chồng nghèo ra khơi trong mưa dông, đổ cho xong cái đăng cá kèo rồi chạy vô, không ngờ đó là cuộc gọi cuối cùng…

Cuộc gọi cuối cùng của vợ chồng nghèo trước giờ bị lật vỏ lãi trên biển

Làm việc có nhất thiết phải qua bàn nhậu?

Là một cô gái trẻ mới đi làm, tôi ngán ngẩm với những bàn nhậu ồn ào, nơi kết nối công việc bị 'pha loãng" bởi rượu bia.

Làm việc có nhất thiết phải qua bàn nhậu?

Bát cơm nguội đầu tiên của mẹ là phần cơm thừa của tôi...

Chỉ đến khi tự mình ăn bát cơm nguội, tôi mới hiểu mẹ đã âm thầm hy sinh từ những điều nhỏ nhất.

Bát cơm nguội đầu tiên của mẹ là phần cơm thừa của tôi...

Nhớ ngày Tết Đoan ngọ ‘giết sâu bọ’ cho cây trái sum sê

Tết Đoan ngọ, hay còn gọi là Tết “giết sâu bọ”, không chỉ là một nét văn hóa truyền thống, mà còn in đậm trong ký ức của nhiều người.

Nhớ ngày Tết Đoan ngọ ‘giết sâu bọ’ cho cây trái sum sê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar