31/08/2019 13:45 GMT+7

Khi trẻ trải nghiệm khởi nghiệp

MINH TRÂM
MINH TRÂM

Trong một chương trình 'Sếp nhí khởi nghiệp', có câu chuyện khởi nghiệp của hai chị em sinh đôi Khuê Lâm, Hương Lâm đã tham gia vào công việc kinh doanh dạy bơi của gia đình.

Khi trẻ trải nghiệm khởi nghiệp - Ảnh 1.

Hai chị em sinh đôi Khuê Lâm, Hương Lâm

Trước khi gọi vốn của nhà đầu tư được 90 triệu với 20% cổ phần cho việc kinh doanh dạy bơi cho trẻ em trên hồ bơi di động, hai bé đã xin bố cho thuê lại hồ bơi của gia đình để tự dạy bơi.

Ngoài đam mê bơi lội, hứng thú với việc hướng dẫn các bạn học bơi, Khuê Lâm và Hương Lâm xin bố cho làm riêng để kiếm thu nhập vì cho rằng bố lấy học phí quá đắt khi đồng ý cho em thuê hồ bơi với điều kiện chia khoảng 50% học phí mỗi bạn.

Ý tưởng khởi nghiệp này xuất phát đơn giản từ việc các em không muốn phải trả tiền thuê hồ bơi cho bố nữa nhưng hơn hết là ước mơ mở trung tâm dạy bơi di động và trở thành một giáo viên dạy bơi của các em trong tương lai.

Ngoài ra, còn nhiều bạn nhỏ đã có những ý tưởng khởi nghiệp, làm việc để tạo ra thu nhập như bé Nguyễn Hồ Vy (9 tuổi) mong mở lớp dạy viết chữ đẹp cho các bạn nhỏ trong xóm và như bán mực, bút, hai chị Song Tường làm đồ đan len handmade bán cho các bạn trong lớp, trong trường trước khi đến chương trình Sếp nhí khởi nghiệp...

Khi trẻ trải nghiệm khởi nghiệp - Ảnh 2.

Hai “phù thủy nhỏ” Lê Hoàng và Hương Mai mang dự án “Sơ đồ tư duy" Mindmap

ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh - thành viên Hiệp hội Tâm lý TP.HCM, chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ em của Công ty CP Anh ngữ Apax Leaders, cho rằng đây là một cuộc chơi mà trẻ có một nơi để thể hiện ý tưởng, suy nghĩ của mình chứ không phải là cuộc thi có thắng có thua.

Chương trình là sân chơi giúp trẻ hiểu được liệu điều mình mơ ước, ấp ủ có thực tế không và cách thức để giúp trẻ biến một ý tưởng thành hiện thực. Ước mơ xuất phát từ đam mê và ý tưởng nhưng để biến ước mơ đó thành hiện thực, trẻ phải được hỗ trợ để cùng lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và đánh giá kế hoạch như thế nào...

ThS Mỹ Linh cho rằng "Khi khởi nghiệp, con sẽ không phải thực hiện hành trình này một mình, đầu tiên là có bố mẹ và có cả ban cố vấn khởi nghiệp, Quỹ Tài năng Khởi nghiệp đồng hành cùng con. Ước mơ của con, ý tưởng của con được một tập thể đứng phía sau ủng hộ và dẫn dắt thực hiện bởi cha mẹ, cố vấn.

Còn với con tôi, nếu con không thích kinh doanh thì dĩ nhiên tôi sẽ không dạy con tôi cách kinh doanh như các bé tham gia chương trình".

Nói về việc quyết định cho Khuê Lâm và Hương Lâm khởi nghiệp, dạy bơi riêng, anh Nguyễn Sơn Tùng (Tuyên Quang) - phụ huynh của hai bé chia sẻ: "Ngay từ nhỏ tôi đã hình thành cho con thói quen đọc sách và đến gần hai tuổi là con đã biết đọc rồi. Khi mà các con đọc sách sớm, hiểu biết sớm thì mình tin tưởng con và con cũng tin tưởng bố mẹ.

Nên khi con có mong muốn làm gì, được bố mẹ giảng giải, nói hợp lý thì con tự giác nghe theo. Việc cho con tham gia khởi nghiệp dạy bơi, làm việc cùng bố mẹ cũng từ sự hứng thú, yêu thích của các con những mình cũng đưa ra những quy định để đảm bảo an toàn và sự phát triển toàn diện, tốt nhất cho con".

"Sếp nhí khởi nghiệp" tập 7 mang đến màn gọi vốn của các "thiên thần nhí" sở hữu năng khiếu kinh doanh

Với góc nhìn của một người mẹ, ThS Mỹ Linh cho rằng có rất nhiều bài học xoay quanh một câu chuyện để phụ huynh dạy con khi tham gia một chương trình thực tế. "Tôi đặc biệt quan tâm về việc miễn sao chương trình đó đừng đánh mất trẻ, đừng đánh cắp tuổi thơ của trẻ mà là tạo cơ hội cho trẻ phát huy tốt nhất tuổi thơ trong một phạm vi nhất định của trẻ.

Song song đó, ThS Mỹ Linh nhấn mạnh bài học khi cho con khởi nghiệp cần có chính là bài  học của sự thất bại.

ThS Mỹ Linh nêu ví dụ: "Bé sẽ biết mình chưa đủ thuyết phục shark Thủy để gặp shark Thủy, mình chưa đủ thuyết phục ban cố vấn, mình phải thêm điều đó. Hoặc là nếu bé không gặp được shark Thủy, bạn ấy buồn một chút nhưng bạn nói không sao, bạn ấy nói con sẽ tìm cách khác để thực hiện ước mơ của con".

Chưa khởi nghiệp vẫn học điều bổ ích

Theo ThS Mỹ Linh, ngay cả khi những trẻ không thích kinh doanh , không muốn có dự án của riêng mình, vẫn học được nhiều điều bổ ích từ các chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp như Kiddie Shark.

Trẻ sẽ học được các bài học khi xem chương trình như khi các bạn không được gặp Shark, buồn thì có nhưng không bỏ cuộc, kỹ năng trình bày trước mọi người, kỹ năng thuyết phục người khác. Hơn hết, trẻ biết dám ước mơ và tìm mọi cách để chinh phục được điều mình suy nghĩ.

Chương trình không đẩy trẻ trở thành "những ông bà cụ non" nhờ cách dẫn dắt hết sức dí dỏm của dàn cố vấn, tạo bầu không khí không hề áp lực, trẻ trình bày suy nghĩ của mình một cách thoải mái nhất, trẻ con nhất. Bởi bầu không khí ấy đã lấy đi tất cả những sợ hãi, sợ sai, bị trêu chọc, sợ thất bại của các con…

Chương trình Kiddie Shark - Sếp Nhí Khởi Nghiệp được phát sóng vào lúc 15g10 thứ bảy hàng tuần trên VTV3.

MINH TRÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar