25/09/2023 17:49 GMT+7

Ca COVID-19 'chạm đáy', sao Việt Nam chưa công bố hết dịch?

Bộ Y tế vừa đề xuất giảm thời gian ủ bệnh và trong tình huống số ca COVID-19 mới giảm thấp, bộ này đã họp bàn, tiến hành các thủ tục hồ sơ liên quan để công bố hết dịch.

Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) hồi tháng 3-2023 - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) hồi tháng 3-2023 - Ảnh: XUÂN MAI

Đề xuất mới tiến tới sớm công bố hết dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 những tuần vừa qua luôn ở mức thấp (dao động vài ca đến vài chục ca mỗi ngày), cùng với đó số ca mắc COVID-19 nhập viện điều trị cũng rất thấp, có ngày không có ca nào.

Ngày 24-9, Bộ Y tế cho biết đã có tờ trình số 1229 trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định của Thủ tướng, sửa đổi phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Tại dự thảo tờ trình sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất thời gian ủ bệnh trung bình giảm xuống còn 4 ngày và thời gian không phát hiện thêm ca mắc mới giảm còn 8 ngày nhằm có thể công bố hết dịch sớm hơn (quy định hiện nay là 14 ngày và 28 ngày).

Theo Bộ Y tế, việc sửa đổi này căn cứ trên cơ sở khoa học, diễn biến tình hình bệnh COVID-19 hiện nay và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Cũng tại tờ trình, Bộ Y tế thông tin đối chiếu giữa quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thực tiễn diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy COVID-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Theo Bộ Y tế, thực tiễn diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong ảnh: người dân đi bộ thể dục, hoạt động không được cho phép trong thời điểm cách ly phòng COVID-19 năm 2021 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Bộ Y tế, thực tiễn diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong ảnh: người dân đi bộ thể dục, hoạt động không được cho phép trong thời điểm cách ly phòng COVID-19 năm 2021 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chờ Bộ Tư pháp làm rõ một số vấn đề

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay: ngay khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng về việc hoàn thiện hồ sơ công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn, tiến hành các thủ tục hồ sơ liên quan.

Tuy nhiên, trong các hồ sơ cần thiết để công bố hết dịch có văn bản liên quan đến quy phạm pháp luật, không phải văn bản hành chính thông thường. Vì vậy thủ tục khá phức tạp, mặc dù đã rút gọn nhưng không thể tiến hành nhanh chóng.

Mới đây, Bộ Y tế đã chuyển hồ sơ thẩm định tới Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp phản hồi cần làm rõ một số vấn đề, Bộ Y tế đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuyên môn để hoàn thiện thủ tục.

Về việc Việt Nam sẽ công bố hết dịch COVID-19 trong thời gian tới, vị này cũng cho rằng tháng 5 vừa qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố qua giai đoạn khẩn cấp, chứ không phải là kết thúc đại dịch.

"Vì vậy, các quốc gia vẫn phải sẵn sàng mọi tình huống khi xuất hiện biến chủng mới có độc lực, tốc độ lan truyền nhanh chóng, thậm chí đại dịch bùng phát. Vì vậy, các quốc gia vẫn cần có sự cẩn trọng trong việc công bố hết dịch COVID-19.

Hiện nay COVID-19 vẫn đang là bệnh truyền nhiễm nhóm A, khi có tình huống bùng phát dịch có thể nhanh chóng huy động chống dịch.

Bên cạnh đó, đến nay các biện pháp phòng, chống dịch đã hạ xuống mức thấp nhất. Người dân gần như đã quay trở về cuộc sống bình thường, việc công bố hết dịch hay không đều không gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân", vị này nhận định.

Xét riêng góc độ bệnh COVID-19, một chuyên gia về truyền nhiễm tại TP.HCM chia sẻ từ khi tỉ lệ người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19 "phủ sóng" tỉ lệ cao, thì dịch COVID-19 không còn đáng lo với phần lớn người dân, ngoại trừ những người có yếu tố nguy cơ.

Với đề xuất giảm thời gian ủ bệnh và thời gian không phát hiện thêm ca mắc mới 10 ngày theo thời gian quy định hiện tại, theo chuyên gia này là hoàn toàn hợp lý, tiến tới nước ta sớm thỏa điều kiện công bố hết dịch.

Chứng minh COVID-19 không còn phù hợp là bệnh truyền nhiễm nhóm A

Trong tờ trình nêu trên, Bộ Y tế thông tin:

- Từ đầu năm đến cuối tháng 8-2023, cả nước ghi nhận 97.628 ca mắc, trung bình hằng tháng ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng).

Tỉ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8-2023), tương đương hoặc thấp hơn tỉ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như sốt xuất huyết, sốt rét, bạch hầu, ho gà.

- Đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là vi rút SARS-CoV-2.

- COVID-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí của bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm: là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Tháng 6 sẽ công bố hết dịch, bệnh COVID-19 không còn được điều trị miễn phí

Dự kiến trong tháng 6, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện các bước để chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar