16/04/2018 15:58 GMT+7

Khi nào nên lấy cao răng?

Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM
Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM

Có nơi khuyên nên lấy cao răng hàng ngày, có nơi kêu hàng tuần, có nơi lại khuyên hàng năm. Nên ứng xử với cao răng như thế nào cho đúng cách?

Khi nào nên lấy cao răng? - Ảnh 1.

Lấy cao răng siêu âm là giải pháp mới được nhiều người lựa chọn. Ảnh: toothcareslg.com

Sự nở rộ của các dịch vụ chăm sóc răng miệng đã làm "điên đầu" nhiều người khi hàng loạt các kỹ thuật lấy cao răng được quảng cáo rầm rộ kèm theo những lời khuyên rất khác nhau. Có nơi khuyên nên lấy hàng ngày, có nơi kêu hàng tuần, có nơi lại khuyên hàng năm. Nên ứng xử với cao răng như thế nào cho đúng cách?

Sự hình thành cao răng

Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Có một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) chứa tới một tỉ vi khuẩn. Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh... trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.

Cao răng có hai loại: Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Đừng đợi có cao răng mới đi lấy

Nếu không lấy cao răng, độc tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm lợi với các biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Hoặc cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể lung lay và rụng. Cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng… 

Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. Có nhiều phương pháp lấy cao răng, phổ biến nhất hiện nay là:

Lấy bằng máy thổi cát: Tuy làm sạch cao răng khá tốt và hạn chế được lây nhiễm chéo nhưng lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình làm sạch, khiến răng dễ nhiễm màu và tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh hơn.

Lấy bằng máy siêu âm: Là phương pháp lấy cao răng triệt để với cảm giác êm ái. Với những bệnh nhân nhiều cao răng, nên sử dụng phương pháp này thay vì máy thổi cát (rất khó lấy cao răng dưới nướu).

Làm gì để phòng ngừa?

Trong quá trình lấy cao răng có thể bị chảy máu, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra. Do đó, để lấy cao răng an toàn, đòi hỏi các dụng cụ và thiết bị phải được tiệt trùng nghiêm ngặt. Tốt hơn hết, mỗi người nên tự giữ cho răng luôn sạch để hạn chế tổn thương, cũng như các thao tác kỹ thuật phải can thiệp vào răng.

Để ngăn ngừa cao răng, cần đánh răng đúng cách sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng. Ngậm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, nhất là trẻ nhỏ rất cần khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của nha sĩ.

Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ đói khối u: Ai chết trước?

Hiệu ứng Warburg từng biến chế độ low-carb cực đoan thành ngôi sao chống ung thư.

Bỏ đói khối u: Ai chết trước?

Quyền lợi bảo hiểm y tế thay đổi thế nào khi TP.HCM sáp nhập?

Báo Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội khu vực 27, về những thay đổi liên quan.

Quyền lợi bảo hiểm y tế thay đổi thế nào khi TP.HCM sáp nhập?

Nhiều bệnh nhi ung thư các tỉnh thành vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị

Bệnh viện Nhi trung ương đã phối hợp với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị xạ trị áp sát cho 5 bệnh nhi sarcôm cơ vân ở nhiều vị trí khác nhau như cổ bàng quang, lưỡi, âm đạo với kết quả rất tốt.

Nhiều bệnh nhi ung thư các tỉnh thành vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị

Sáp nhập TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, thành lập tổ công tác Bảo hiểm xã hội khu vực 27

Ngày 29-6, Bảo hiểm xã hội khu vực XXVII (số 27) thông tin về việc thành lập tổ công tác thường trực.

Sáp nhập TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, thành lập tổ công tác Bảo hiểm xã hội khu vực 27

Tập thể dục có thể giúp đường ruột khỏe hơn, hết táo bón, giảm ung thư đại tràng?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục cũng có thể giúp cho đường ruột khỏe mạnh hơn.

Tập thể dục có thể giúp đường ruột khỏe hơn, hết táo bón, giảm ung thư đại tràng?

Mảng đen trên da trẻ không chỉ là thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Một đốm sẫm màu, mảng đen trên da trẻ từ lúc mới sinh, thoạt nhìn tưởng vô hại, nhưng nó có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

Mảng đen trên da trẻ không chỉ là thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar