08/01/2019 16:56 GMT+7

Giật mình học sinh xài điện thoại 6 tiếng/ngày

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - 'Ở TP.HCM có 37,7% học sinh sử dụng điện thoại từ 5-6 tiếng/ngày. Tại tỉnh Bình Dương tỉ lệ này là 41,2 %'. Và điều đáng lưu tâm là khá nhiều học sinh cho biết các em cảm thấy lo sợ, bất an khi không có điện thoại bên cạnh.

Giật mình học sinh xài điện thoại 6 tiếng/ngày - Ảnh 1.

Hà My (bìa trái) và Tấn Phát (bìa phải) giới thiệu đề tài nghiên cứu của nhóm mình với người dự khán tại Vòng chung kết Hội thi KHKT sáng 8-1. Ảnh: H.HG

Đó là kết quả nghiên cứu của 2 học sinh Trần Thị Hà My, lớp 11A 12 và Huỳnh Tấn Phát, lớp 11A 2, Trường THPT Trần Văn Giàu, TP.HCM với đề tài "Thực trạng và giải pháp cho hội chứng nomophobia - nỗi sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh".

Đề tài trên đã lọt vào Vòng chung kết hội thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố (do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 8-1 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong).

Phát và My tâm sự: "Trong thời đại smartphone lên ngôi như hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều hình ảnh học sinh trung học phổ thông cặm cụi vào chiếc smartphone, thậm chí là khi chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường. Và đề tài trên ra đời từ thực tế đó".

Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát với 700 học sinh THPT tại 4 trường THPT ở TP.HCM (gồm THPT Trần Văn Giàu - Quận Bình Thạnh, THPT Nguyễn Văn Tăng,  Quận 9, THPT Gia Định - Quận Bình Thạnh và THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3) và 2 trường THPT tại tỉnh Bình Dương (là trường THPT chuyên Hùng Vương và trường THPT Nguyễn Đình Chiểu).

Với câu hỏi: "Thời gian mà bạn sử dụng điện thoại trong một ngày là bao lâu?", ở TP.HCM có 37,7% học sinh trả lời là sử dụng điện thoại từ 5-6 tiếng/ngày, còn tại Bình Dương tỉ lệ này là 41,2%. Đặc biệt tại đây có đến 4,2% học sinh ở nhóm trường học lực giỏi chọn phương án sử dụng nhiều hơn 7 tiếng/ngày; ở TP.HCM tỉ lệ này là 3,8%.

Theo Hà My: "Kết quả trên cho thấy điện thoại không còn đơn thuần chỉ là một thiết bị công nghệ hỗ trợ thông thường mà nó đã trở nên gắn bó mật thiết với cuộc sống các bạn học sinh. Và số giờ sử dụng điện thoại quá nhiều trong một ngày chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng Nomophobia - nỗi sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh". 

Với câu hỏi "Nếu tách bạn ra khỏi chiếc smartphone bạn sẽ cảm thấy như thế nào?", chưa đến 10% học sinh trả lời cảm thấy thoải mái, bình thường. Còn lại đa số học sinh trả lời cảm thấy bứt rứt, bồn chồn; khó chịu; hơn 20% cho biết không thể chịu đựng được; hơn 30% cảm thấy hoảng sợ, hoang mang, bất an.

Huỳnh Tấn Phát còn kể: với câu hỏi "Bạn sẽ làm gì để thoát khỏi trạng thái hoang mang, hoảng sợ khi không có điện thoại bên cạnh?", nhóm đã thu được kết quả: từ 17,4-25,1% học sinh (tùy loại hình trường giỏi hay trung bình - khá) khống chế nỗi sợ hãi bằng những hoạt động khác; từ 74,9-82,6% học sinh tìm mọi cách để sử dụng điện thoại.

Phát kết luận: "Số liệu khảo sát này một lần nữa cho thấy mức độ diễn biến nghiêm trọng của hội chứng Nomophobia. Không chỉ là những hệ lụy về mặt tinh thần trong nỗi sợ hãi, Nomophobia đang dần tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hành vi của người dùng điện thoại. Từ cảm giác hoang mang lo sợ, người dùng cố tìm mọi cách để sử dụng được điện thoại. Đây chính là một diễn biến phức tạp của của hội chứng Nomophobia mà chúng ta rất cần phải lưu tâm".

Và nhóm tác giả đã nghiên cứu để cho ra đời ứng dụng "Timer Tutorial" (phụ huynh có thể kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của con em mình) đồng thời đưa ra hàng loạt những giải pháp mang tính tích cực như tổ chức những hoạt động cộng đồng cho học sinh tham gia, ra đời trang Facebook "Share Everyday", kênh youtube "Radio sẻ chia", nhật ký "Nomophobia - Góc nhìn sẻ chia",…

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu quy tắc quy đổi điểm tương đương phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các căn cứ này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Chiều 19-5, Trường THCS Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã khánh thành thư viện thông minh rộng hơn 200m². Đây là công trình nhằm hoàn thiện mô hình giáo dục tiên tiến - hiện đại của ngôi trường 'hot' nhất quận hiện nay.

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM xây cầu tặng bà con Bến Tre

Cầu giao thông mang tên Đại học Công nghiệp TP.HCM vừa được khánh thành, và chính thức đưa vào sử dụng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM xây cầu tặng bà con Bến Tre
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar