27/10/2024 11:41 GMT+7

Khi công nhân rời phố về quê: Lương 20 triệu trở lên mới nên ở lại TP.HCM?

Theo bạn đọc, lương 15 triệu đồng ở TP.HCM có khi thiếu hụt trong khi chỉ 10 triệu ở quê lại sống dư dả. Vậy lương bao nhiêu mới nên ở lại TP.HCM?

Công nhân rời phố về quê: Thu nhập giảm, giá cả leo thang khó đáp ứng cuộc sống - Ảnh 1.

Nhiều chủ dãy trọ tại TP.HCM cho biết từ sau dịch COVID-19, công nhân rời phố về quê nhiều, người thuê trả phòng ngày càng nhiều, trong khi người đến hỏi thuê thì gần như không có - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, số liệu thống kê năm 2023 cho thấy tỉ lệ người nhập cư TP.HCM chỉ tăng 0,67%, tương ứng khoảng 65.000 người (trong khi trước đó khoảng từ 200.000 - 250.000 người).

Các thủ phủ công nghiệp ở phía Nam đang chứng kiến một sự dịch chuyển lao động chưa từng có: người lao động đang có xu hướng rời các thành phố lớn về quê làm việc ngày càng tăng.

Lương 15 triệu ở thành phố có khi hụt, 10 triệu ở quê lại dư

Nhiều bạn đọc cho rằng sở dĩ công nhân chọn rời phố về quê vì thu nhập ngày càng giảm, trong khi đó vật giá đều tăng.

Bạn đọc Minh Trần chia sẻ hơn 10 năm nay lương công nhân vẫn quanh quẩn ở mức 10 triệu đồng mỗi tháng, trong khi mọi thứ giá cả đều tăng giá.

Lúc trước mức lương này gói ghém có thể gửi về quê, còn hiện nay mức lương này không đủ sống thì về quê là lựa chọn của người lao động.

Theo bạn đọc Thanh Binh, hiện nay giá cả mọi thứ đều tăng, thế nhưng lương công nhân lại không tăng, khó gồng gánh được các mức sống, chi phí nhà trọ.

Bạn đọc chau****@gmail.com cũng cho rằng, vật giá leo thang. Dù vậy người lao động cũng sống được (hơi vất vả), thế nhưng doanh nghiệp lại tiếp tục không tăng lương...

Tương tự bạn đọc Minh Tiến chia sẻ: "Tôi ở Bình Dương hơn 20 năm, thấy mấy năm nay kinh tế khó khăn hầu hết ở các lĩnh vực.

Việc làm của công nhân bị cắt giảm và lương giảm, trong khi tiền thuê nhà trọ thì đắt đỏ. Công nhân bỏ về quê cũng là điều dễ hiểu".

"Ở quê lương tháng 10 triệu là dư sống, còn ở thành phố lương tháng 15 triệu có khi hụt. Giờ ở quê phát triển lắm", theo bạn đọc Bánh Bao.

Bạn đọc Khang Uy lấy ví dụ làm lương 10 triệu mỗi tháng ở TP.HCM không bằng làm 7 triệu ở tỉnh. Vào thành phố phải bon chen, về quê làm tháng 7 triệu, không phải thuê nhà chen chúc.

Bạn đọc Cửu Ngũ thì cho rằng chỉ khi mức lương được từ 20 triệu đồng/tháng trở lên thì người lao động mới nên ở lại thành phố.

Công nhân có nhiều lựa chọn ở quê nhà hơn

Nhiều bạn đọc cũng chỉ ra việc công nhân rời phố về quê cũng không hẳn là tín hiệu đáng buồn, vì hiện nay ở quê người lao động có nhiều lựa chọn hơn.

Bạn đọc Phạm Hát cho rằng: "Cần phát triển toàn diện ở các tỉnh nên lao động có tay nghề về quê là mừng. Đừng lo các thành phố thiếu lao động.

Các tỉnh cũng nên hồi hương lao động có tay nghề về xây dựng quê hương, chuẩn bị cho phát triển sau khi các cao tốc hình thành trong 2 - 3 năm nữa".

Bạn đọc Tuấn Trần phân tích: "Mục tiêu là phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội đồng đều giữa các tỉnh, thành phố; xóa chênh lệch thu nhập giữa các nơi.

Do vậy, rất cần lãnh đạo sở ngành quan tâm thu hút, phát triển mới các khu công nghiệp, khu chế xuất tại từng tỉnh thành, kết hợp đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề... để giải quyết việc làm cho người địa phương, tạo thu nhập, nâng cao đời sống...

Bên cạnh đó, giảm dần tình trạng người lao động đổ dồn về đô thị lớn, trung tâm gây nhiều áp lực về dân số, giao thông, giáo dục, y tế, môi trường".

Bạn đọc Trường Dân kiến nghị TP.HCM nên tập trung phát triển các ngành nghề đòi hỏi lao động kỹ thuật cao, lao động chất xám, trả lương cao.

Tương tự bạn đọc Hải An chia sẻ thêm: "Đất nước ta còn nhiều vùng trù phú. Hãy mở rộng không gian phát triển, liên kết vùng và giao thông công cộng để người dân có thể làm việc ở quê, gần nhà".

Khi công nhân rời phố về quê: Vì sao người đến TP.HCM giảm?

Trong giai đoạn dịch COVID-19, lịch sử từng ghi nhận hình ảnh người lao động tại các đô thị, khu công nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh thành Đông Nam Bộ lũ lượt về quê do nhiều doanh nghiệp đóng cửa, chuyển sang chế độ giãn cách...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar