18/06/2015 13:18 GMT+7

Khi bài tập mang ngôn ngữ teen

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN
NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

TT - Là giáo viên văn, sau những tiết dạy trên lớp thì khâu chấm bài ở nhà theo tôi là cực nhất. Môn văn thì nhiều cột điểm.

Học trò bây giờ có ngôn ngữ riêng, tạm gọi là ngôn ngữ online.

Nếu dạy ngữ văn 9 thì cả năm có đến 11 bài kiểm tra định kỳ, chưa kể đến những bài kiểm tra thường xuyên. Đâu phải cô cậu học trò nào cũng trình bày sạch đẹp, diễn đạt trôi chảy - giữa lúc chúng ta đang ta thán rằng học sinh chán văn thì ở ngôi trường tôi đang dạy cũng không ngoại lệ, học sinh học giỏi, khá văn trong lớp thường đếm chưa hết mấy đầu ngón tay.

Học văn như thế thì thực tế chấm bài không nói chắc mọi người cũng hình dung được. Đã vậy, học trò bây giờ có ngôn ngữ riêng, tạm gọi là ngôn ngữ online.

Thứ ngôn ngữ này ban đầu các em sử dụng mỗi khi online. Nhưng dần dà nó được học sinh đường hoàng sử dụng trong những bài tập làm văn ở trường. Ôi chao, cô giáo như tôi cũng hiểu online là gì nhưng để đọc được ngôn ngữ này, dù đã khổ sở căng não ra như chão thì có lúc cũng chào thua.

Thường khi chấm bài, nếu gặp những bài viết có dùng ngôn ngữ online, cố gắng lắm tôi cũng đoán định rồi dịch được đôi từ, gạch chân dưới những lỗi đó.

Tôi vẫn thừa nhận: ưu điểm của ngôn ngữ online là sự tươi mới cho người sử dụng nhưng các em chỉ nên sử dụng nó như một thứ biệt ngữ - nghĩa là chỉ dùng với những người cũng sử dụng nó, hiểu nó.

Để minh chứng cho sự khó khăn của người ngoại đạo, tôi phải khổ sở khi tra bảng những từ mà tôi không tài nào dịch được, đại khái như: lun, bùn, ck, thik, séng, mn, g9, pũa, h, k,mí, wó, ò, cko, tym, ckắc, daz, qá...

Và các bạn biết tôi đã phải làm gì với những bài viết mà mình không thể đọc được không. Tôi phải nhờ tác giả của bài viết đó thông dịch giùm mới ghi điểm được. Tôi phải thiết tha nói với các em rằng đây là tiếng Việt của học trò Việt, nhưng cô giáo dạy tiếng Việt không thể đọc được ngôn ngữ này.

Và tôi ra chế tài để trị lỗi này của học sinh là không cần biết các em dùng những từ giáo viên dịch được hay không được, vì trong từ điển tiếng Việt không hề có những từ đó nên nếu trò nào còn sử dụng ngôn ngữ online vào việc ghi chép, làm bài trên lớp thì một lỗi như thế sẽ bị trừ một điểm.

Nói trừ một lỗi chính tả một điểm nghe có vẻ nặng, cứ tưởng các em sẽ sợ mất điểm mà không dùng nó nữa, nhưng rồi đợt chấm thi cuối năm vừa rồi, tôi tá hỏa khi trong bài thi thử cho kỳ thi tốt nghiệp các em vẫn ít nhiều dùng ngôn ngữ đó.

Các em không biết sợ? Sao lại không sợ, trò nào mà chẳng sợ hỏng thi. Vậy thì chỉ có một cách giải thích khác, ban đầu thì nghịch ngợm đổi mới ngôn ngữ, nói cho vui, thể hiện cá tính... nhưng sử dụng ngôn ngữ online lâu dần đã thành một quán tính khó bỏ.

Trong đầu tôi liền hiện ra ý nghĩ học sinh cả nước đều biết đến thế giới online, vậy ở những trường học khác có tình trạng như tôi vừa nêu? Và nếu có... liệu có như nỗi lo sợ mà tôi vẫn nói với học sinh của mình khi nghĩ đến một viễn cảnh tiếng Việt mất đi sự trong sáng, bị biến dạng...

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar