18/06/2020 13:48 GMT+7

Khi bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hỏi 'Để làm gì'

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Ở tuổi 80, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vẫn rất duyên cùng câu chữ khi ra mắt quyển tạp bút mới nhất mang nhan đề ấn tượng: "Để làm gì" (NXB Tổng Hợp TP.HCM).

Khi bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hỏi Để làm gì - Ảnh 1.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Ảnh: NGỌC HIỂN

Mỗi khi bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có sách mới "trình làng", bạn đọc luôn tìm thấy chi tiết thật đặc biệt. Lần này là từ câu nói của André Maurois, rằng "khi nào trong đầu mình nảy ra cái ý "Để làm gì", lúc đó mình đã già thiệt rồi". Từ cái ý của Maurois về "nghệ thuật già" ấy, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thú nhận rằng lâu nay ông biết mình già, nhưng quả thật ông vẫn đang nghĩ là mình đang "già giả" thôi.

Cái ý đó đặc biệt và gợi ra một hình ảnh thú vị: Tác giả vừa cảm nhận tuổi già của chính mình, vừa lục soạn lại mớ gia tài trước tác bấy lâu nay trong ý niệm thường trực "để làm gì", rồi gạn lọc lại, hình thành thêm một quyển sách nữa, chính là những trang sách dẫn bạn đọc theo bước ông về lại không gian sống của nhiều "cảnh giới".

Khi bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hỏi Để làm gì - Ảnh 2.

Câu hỏi ở nhan đề sách thật hóc hiểm, do lẽ không chỉ viết lách để làm gì, mà ghi nhớ chuyện nọ chuyện kia, tâm đắc thứ này thứ khác, buồn vui hờn giận, cay đắng nhục vinh... bao nhiêu chìm nổi đã trải qua trong tám chục năm sống ở đời, rốt lại là để làm gì? 

Câu hỏi còn nguyên đó, bởi không dễ tìm ra lời đáp. Chỉ có những trang sách bắt đầu một công việc khác: đặt ra trước mỗi người đọc hôm nay những câu chuyện chân chất, thiệt tình mà đầy cảm xúc, ý vị của chính tác giả.

Đỗ Hồng Ngọc có cách kể chuyện như sực nhớ lại chuyện hay hay của chính mình, tiện chỗ bạn bè nên kể lại cho vui, vậy mà người đọc bị cuốn theo lúc nào không biết. Đến chừng nhận ra mới thấy dường như đã có một thời, người ta sống với nhau chan hòa quá, giao hảo đối đãi nhau ý nhị tinh tế quá, tâm đắc và sâu sắc đến nỗi dư vị còn mãi trong nhiều trang sách hôm nay.

Đó là tình bạn tình thơ với Nguyễn Bắc Sơn, Từ Thế Mộng; là kỷ niệm nơi Bình Tuy, Phan Thiết quê nhà; và quan trọng hơn là ở tinh thần "học bạn" của chính tác giả. 

Dường như với người bạn nào, Đỗ Hồng Ngọc đều nhìn ra cái hay để học, từ ông bạn Hai Trầu với câu thơ tuy chợ búa mà vẫn ý đạo: Đạo cang thường chẳng phải cá tôm / Đang mua mớ nọ, chạy chồm mớ kia; đến ý tưởng "thy đạo" của Nguyễn Bắc Sơn như một điểm bấu víu trong những tháng ngày chông chênh tuổi tác; rồi Hoài Khanh lúc cuối đời vẫn kịp nhắc ông chữ trơ vơ khác với chơ vơ; hay cũng chính bạn bè cắt nghĩa cho ông những địa danh mang phương ngữ Chàm xưa: Tà là núi (Tà Zôn, Tà Cú, Tà Pao), La là sông (La Ngâu, La Ngà, La Gi), Hàm là ruộng (Hàm Tân, Hàm Thuận, Hàm Cường)...

Bạn đọc thấy mình trôi theo biết bao điều thú vị qua câu chữ, ngoảnh lại nhìn cái nhan đề sách, bừng tỉnh nhận ra: thì chỉ cần vậy thôi chứ đâu cần phải hỏi "để làm gì?".

Sau tuổi già, nhà văn Đỗ Hồng Ngọc sẽ viết về cái chết?

TTO - Nhà văn, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vừa có cuộc giao lưu thú vị với bạn bè và người hâm mộ hôm 12-8 tại Nhà sách Phương Nam nhân dịp ra mắt cuốn sách Già sao cho sướng.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar