14/03/2020 06:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khẩu trang y tế hại môi trường thế nào?

ĐỒNG LỘC (Nguồn: BBC, WALL STREET JOURNAL, REUTERS)
ĐỒNG LỘC (Nguồn: BBC, WALL STREET JOURNAL, REUTERS)

TTO - Khẩu trang y tế làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên. Chúng còn là nơi phát sinh nguồn bệnh vì các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong lớp sợi của khẩu trang...

Khẩu trang vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường - Video: South China Morning Post

Do tính chất của khẩu trang y tế là chỉ dùng một lần rồi bỏ nên trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm triệu chiếc khẩu trang bị thải loại. Điều này lại gây vấn nạn về rác thải khẩu trang gây ô nhiễm môi trường.

Khẩu trang y tế làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên. Do thiếu ý thức, nhiều người đã vứt khẩu trang khắp nơi.

Theo một cuộc điều tra gần đây của tổ chức bảo vệ môi trường Oceans Asia, tại vùng đảo Lantau của Hong Kong vốn ít có du khách đến thăm, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 70 chiếc khẩu trang vứt bỏ trên đoạn bãi biển có chiều dài chưa đầy 100 mét.

Điều này rất nguy hiểm cho các loài động vật biển, nếu khẩu trang bị trôi xuống biển, các loài cá heo, rùa biển sẽ nuốt phải vì ngỡ là thức ăn. Khẩu trang sẽ làm tắc đường hô hấp hoặc tiêu hóa và làm chúng chết vì ngạt thở hoặc đói.

Khẩu trang y tế hại môi trường thế nào? - Ảnh 2.

Khẩu trang bị vứt và dạt vào bờ biển - Ảnh: REUTERS

Trung Quốc và cả thế giới đang đối mặt với lượng rác thải khẩu trang y tế khổng lồ. Ở Trung Quốc, những người dân đang sinh sống ở các vùng đã có ca nhiễm virus COVID-19, chính quyền bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường. Do đó, có ít nhất hàng chục triệu chiếc khẩu trang dùng một lần đã bị thải bỏ mỗi ngày tại nước này.

Các loại khẩu trang y tế hiện nay không có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm. Sau khi dùng một lần và bỏ đi, chính các khẩu trang thải bỏ này lại là nơi phát sinh nguồn bệnh vì các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong lớp sợi của khẩu trang.

Khẩu trang đã dùng cho người nhiễm bệnh và lực lượng y tế được một số nước xếp vào loại rác thải y tế độc hại phải được đốt bỏ chứ không đưa ra bãi rác.

Hiện nay, vấn đề dịch bệnh đang lây lan khắp thế giới đang là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, nên chưa có tổ chức nào tiến hành khảo sát xem đã có bao nhiêu chiếc khẩu trang y tế đã bị thải bỏ từ khi xảy ra dịch bệnh.

Khẩu trang y tế hại môi trường thế nào? - Ảnh 3.

Khẩu trang bị vứt trên đường phố London, Anh - Ảnh: PA

Trọng lượng bình quân của một chiếc khẩu trang y tế 3 lớp khoảng 30g, nếu dựa trên ước tính khiêm tốn mỗi ngày có 100 triệu chiếc khẩu trang y tế 3 lớp thải bỏ thì mỗi ngày có 300 tấn rác thải loại này (9.000 tấn/tháng), một con số không nhỏ chút nào và lại mang đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh.

Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, người nào xả rác thải (bao gồm cả khẩu trang y tế đã qua sử dụng) không đúng nơi quy định sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng lên 7 triệu đồng nếu vứt rác thải y tế ở nơi công cộng hoặc vào hệ thống thoát nước và cống rãnh của đô thị.

Đại dịch virus COVID-19 hiện đã lây lan ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Người dân nhiều nước vì sợ bị lây nhiễm đã đổ xô săn lùng khẩu trang y tế khiến mặt hàng này khan hiếm.

Theo một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay hằng tháng ngành y tế các nước cần 89 triệu chiếc khẩu trang y tế, 76 triệu đôi găng tay và 1,6 triệu cặp kính bảo hộ.

Dù cơ quan y tế các nước đã hướng dẫn rằng đeo khẩu trang chỉ là một trong các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, nó không phải "lá chắn vạn năng" để ngăn chặn virus, nhưng do nhiều người chưa hiểu đầy đủ về tác dụng của khẩu trang y tế trong việc ngừa lây nhiễm nên ai ai cũng lùng mua cho mình.

Khi cung không đáp ứng nổi cầu thì dĩ nhiên giá khẩu trang sẽ tăng vọt như hỏa tiễn. Hãng thông tấn CBS DWF dẫn nguồn tin từ Keepa, tổ chức chuyên theo dõi giá cả trên Amazon, cho biết vào đầu tháng 2-2020, giá khẩu trang y tế thông dụng ở Mỹ chỉ có 19,90 USD/100 chiếc (4.600 đồng/chiếc), hiện giờ đã lên đến 137 USD/100 chiếc, tăng 588%.

Còn loại khẩu trang chuyên dụng N95 thì từ mức giá 18,20 USD/10 chiếc (42.000 đồng/chiếc) đã vọt lên 100 USD/10 chiếc. Loại khẩu trang Universal 4533 trước đây chỉ 8 USD/100 chiếc, nay lên đến 200 USD/100 chiếc.

Ở Hàn Quốc, giá bán sỉ khẩu trang y tế tăng từ mức 650 won (0,55 USD, khoảng 12.650 đồng) lên 1.100 won (0,93 USD, tương đương 21.400 đồng).

Theo South China Morning Post, ở Ấn Độ chi phí sản xuất một chiếc khẩu trang y tế thông dụng chỉ có 2 rupee/chiếc (tương đương 2,7 cent Mỹ, khoảng 620 đồng). Khi đến tay người tiêu dùng, giá từ 3 - 4 rupee/chiếc. Nhưng hiện giờ giá bán lẻ đã lên đến 15 rupee/chiếc (khoảng 4.700 đồng).

Trung Quốc đau đầu xử lý rác thải y tế sau đỉnh dịch COVID-19

TTO - Hơn 20 thành phố ở Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán, tâm điểm bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đang phải đối mặt với tình trạng ùn ứ rác thải y tế và phải xử lý số rác này một cách an toàn.

ĐỒNG LỘC (Nguồn: BBC, WALL STREET JOURNAL, REUTERS)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar