26/05/2020 12:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khẩu trang ‘xuyên thấu’ dành cho người khiếm thính

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Người bình thường nghe người khác nói qua khẩu trang đã khó, với người khiếm thính việc này càng khó hơn khi họ phải dựa vào khẩu hình để 'nghe'.

Khẩu trang ‘xuyên thấu’ dành cho người khiếm thính - Ảnh 1.

Bà Kelly Morellon (phải) và mẹ, bà Sylvie, đã cùng nhau thiết kế mẫu khẩu trang dành cho những người điếc, người khiếm thính và một số đối tượng khác trong dịch COVID-19 - Ảnh: BBC

Theo Đài BBC (Anh), không ai thấu hiểu nỗi khổ này như bà Fizz Izagaren, một bác sĩ nhi khoa tại Anh bị điếc từ năm 2 tuổi.

"Tôi có thể nghe một hai từ nhưng rất ngẫu nhiên và chẳng hiểu gì... Khi ai đó đeo khẩu trang, tôi không thể đọc khẩu hình và cũng không thể quan sát được những biểu hiện cảm xúc trên gương mặt họ, tôi mất tất cả những căn cứ cơ bản để có thể hiểu họ", bà Fizz Izagaren chia sẻ với Đài BBC.

Những khó khăn cụ thể này không chỉ của riêng bà Fizz Izagaren mà còn là nỗi khổ chung của khoảng 466 triệu người bị khiếm thính trên toàn cầu theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong dịch COVID-19.

Nhận ra những khó khăn đó, các tổ chức từ thiện và các nhà sản xuất đã tìm kiếm giải pháp. Một trong số đó là Main dans la Main (Hand in Hand - Tay trong tay), tổ chức chuyên giúp đỡ người điếc và người khiếm thính ở miền bắc nước Pháp.

Tổ chức này đã tạo ra loại khẩu trang có "cửa sổ" trong suốt, giúp vừa đảm bảo ngăn giọt bắn, vừa giúp người đối diện quan sát được nét mặt cũng như khẩu hình khi nói.

Khẩu trang ‘xuyên thấu’ dành cho người khiếm thính - Ảnh 2.

Phần màng chắn trong suốt của khẩu trang có thể tháo rời ra vệ sinh riêng trong khi giặt phần vải - Ảnh: BBC

Nhà sáng lập Main dans la Main, bà Kelly Morellon, đã cùng mẹ, bà Sylvie, nghĩ ra mẫu thiết kế khẩu trang giúp che được mũi nhưng vẫn cho thấy phần miệng của người đeo. Khẩu trang này cũng có thể được giặt ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn.

"Mục đích cơ bản của loại khẩu trang trong suốt này là giúp những người điếc và người khiếm thính có thể đọc được khẩu hình khi nói chuyện", bà Kelly nói.

"Và nó cũng rất hữu dụng cho những người bị tự kỷ, những người mắc chứng khó học và một số trẻ em có thể sợ khẩu trang hay cần phải quan sát nét mặt người khác", bà nói thêm. 

"Trong mọi trường hợp, một chiếc khẩu trang xuyên thấu như vậy sẽ giúp bạn nhìn thấy nụ cười của người khác và ở thời điểm đáng buồn này, điều này có lẽ cũng quan trọng hơn", bà Kelly giải thích.

WHO ngừng thử nghiệm thuốc sốt rét cho COVID-19, ông Trump thông báo ngừng dùng

TTO - Tổ chức Y tế thế giới cho biết đã tạm ngừng thử nghiệm lâm sàng hydroxychloroquine (thuốc dùng để trị bệnh sốt rét) để tìm ra loại thuốc giúp điều trị COVID-19. Đây là thuốc mà ông Trump đã tuyên bố dùng mỗi ngày một viên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar