12/03/2023 08:14 GMT+7

Khảo sát ảnh hưởng của thói quen ăn uống và sinh hoạt lên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở người Việt Nam và có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống và sinh hoạt.

Khảo sát ảnh hưởng của thói quen ăn uống và sinh hoạt lên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 1.

Bộ câu hỏi GERDQ được sử dụng trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản. GERDQ gồm có 6 câu hỏi đánh giá tần suất của các triệu chứng tiêu hóa trong vòng 7 ngày. Câu hỏi 1 và 2 là về triệu chứng trào ngược điển hình. Tần suất càng dày thì điểm càng cao. Câu hỏi 3 và 4 đánh giá đau vùng giữa bụng và buồn nôn là hai triệu chứng gợi ý nhiều đến loét dạ dày - tá tràng, do đó tần suất xuất hiện càng dày thì điểm càng thấp do càng không phù hợp với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Câu hỏi 5 và 6 đánh giá mức độ tác động của các triệu chứng trào ngược điển hình lên sinh hoạt; tần suất triệu chứng càng dày thì điểm càng cao.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng đặc trưng là ợ nóng và ợ trớ.

Những ảnh hưởng của lối sống theo khuynh hướng Tây hóa, stress, chỉ số khối cơ thể cao hơn và hội chứng chuyển hóa gia tăng là các yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến tần suất bệnh trào ngược dạ dày thực quản gia tăng ở châu Á.

Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2002, nhóm nhà khoa học so sánh tỉ lệ viêm thực quản do trào ngược (VTQTN) giữa các bệnh nhân Việt Nam sống tại Hà Nội có triệu chứng tiêu hóa trên và các bệnh nhân gốc Việt di dân lâu năm sống tại thành phố Sydney (Úc). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ VTQTN ở nhóm bệnh nhân sống tại Sydney cao hơn rõ rệt. Điều này chứng tỏ các yếu tố môi trường như lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống (chứ không phải các yếu tố di truyền) ảnh hưởng đến sự hình thành VTQTN.

Nhằm xác định rõ hơn những thói quen ăn uống và sinh hoạt của người Việt thường liên quan đến triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, từ đó giúp ích cho việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, nhóm 5 bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Bệnh viện Nhân dân Gia Định tổ chức khảo sát ảnh hưởng của thói quen ăn uống sinh hoạt lên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở người Việt.

Nhóm bác sĩ gồm: PGS.TS.BS Quách Trọng Đức (Đại học Y Dược TP.HCM), TS.BS Võ Hồng Minh Công (Bệnh viện Nhân dân Gia Định), ThS.BS Võ Phạm Phương Uyên (Đại học Y Dược TP.HCM), ThS.BS Lưu Ngọc Mai (Đại học Y Dược TP.HCM) và BS Nguyễn Văn Phong (Bệnh viện Nhân dân Gia Định).

MỜI BẠN ĐỌC THAM GIA KHẢO SÁT HỖ TRỢ CÁC NHÀ KHOA HỌC

Xin mời bạn đọc quan tâm đến kiến thức về trào ngược dạ dày thực quản (kể cả người không có dấu hiệu mắc bệnh) tham gia và hoàn thành khảo sát này để hỗ trợ các nhà khoa học có thêm dữ liệu để nghiên cứu. Trân trọng cám ơn.

Nội dung khảo sát tại địa chỉ: https://www.surveymonkey.com/r/8YV7KS8.

Trào ngược dạ dày chữa quanh năm không hết - Tại sao?

Sự dai dẳng kéo dài của trào ngược dạ dày khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi, suy nhược. Quanh năm chữa trị nhưng bệnh vẫn tát phát thường xuyên. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Các triệu chứng thường khởi phát sau khoảng 15-30 phút nằm nghỉ, đặc biệt vào ban đêm, nặng hơn là khi ngồi lâu.

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Cam có hàm lượng vitamin C cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM

Trung tâm Cấp cứu 115 đã liên tục tiếp nhận nhiều ca tai nạn do điện giật, phần lớn xuất phát từ sự chủ quan với thiết bị điện hư hỏng.

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi

Hệ miễn dịch suy yếu khi tuổi tăng cao khiến cơ thể dễ mắc phải những bệnh nguy hiểm. Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi

Còn 'lỗ hổng' trong kiểm soát thực phẩm chức năng

Dù cơ quan quản lý khẳng định đã có nhiều biện pháp kiểm soát, thực tế cho thấy việc quản lý lĩnh vực này còn nhiều lỗ hổng.

Còn 'lỗ hổng' trong kiểm soát thực phẩm chức năng

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar