20/03/2025 15:05 GMT+7

Khẩn trương nạo vét, hút bùn trên sông Tô Lịch, chờ ngày trong xanh trở lại

Dự kiến có khoảng 50.000 mét khối bùn thải ở sông Tô Lịch sẽ được nạo vét trước dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 để đưa đến nơi xử lý tập trung của TP Hà Nội.

Sông Tô Lịch đang được 'tái sinh', đứng trước 'thời khắc lịch sử' trong xanh trở lại - Ảnh 1.

Công nhân thoát nước "tái sinh" sông Tô Lịch

Quá trình đô thị hóa, bồi lấp đã khiến sông Tô Lịch chỉ còn 14,6km, dù là dòng sông nhỏ ở miền Bắc nhưng lại rất quan trọng cho thoát nước mùa mưa, tác động đến không gian cảnh quan những quận trung tâm Hà Nội mà dòng sông này chảy qua. 

Hà Nội đang khẩn trương triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nhằm "tái sinh" sông Tô Lịch.

Ngày 20-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (HSDC) cho biết sau thời gian cơ quan chức năng khảo sát, xây dựng phương án, đến nay đơn vị này đã bắt tay vào công việc hút bùn tổng thể sông Tô Lịch.

Theo đó, công việc hút bùn tổng thể sông Tô Lịch được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một bắt đầu từ tháng 3 đến trước dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5. 

Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại các điểm hút bùn thải cho thấy công việc "tái sinh" sông Tô Lịch đang được triển khai rất khẩn trương.

Sông Tô Lịch đang được 'tái sinh', đứng trước 'thời khắc lịch sử' trong xanh trở lại - Ảnh 2.

Một điểm hút bùn thải trên sông Tô Lịch mà công nhân thoát nước triển khai

Giai đoạn một, công nhân ngành thoát nước Hà Nội sẽ tập trung nạo vét, hút bùn đoạn từ thượng nguồn sông Tô Lịch (đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy) đến đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Dự kiến có khoảng 50.000 mét khối bùn thải sẽ được hút để đưa đến nơi xử lý tập trung của TP Hà Nội.

"Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, chúng tôi có nhiệm vụ nạo vét toàn bộ sông Tô Lịch. Bây giờ công ty đang triển khai mỗi ngày hai ca, ca một ban ngày, còn ca hai làm xuyên đêm và thậm chí chủ nhật cũng không nghỉ để làm cho kịp tiến độ. 

Công nhân làm ngày làm đêm, mưa gió, rét mướt nhưng tinh thần trách nhiệm rất cao, không có ai kêu cả gì cả.

Công việc nạo vét, hút bùn đang được triển khai rất khẩn trương. Từ công nhân đến lãnh đạo công ty đều mong mỏi các sông nội đô, đặc biệt là sông Tô Lịch sẽ sớm trong xanh trở lại" - đại diện HSDC chia sẻ.

Công việc nạo vét, hút bùn trên sông Tô Lịch đang diễn ra rất khẩn trương

Theo đại diện HSDC, công việc nạo vét, hút bùn tổng thể chỉ là một trong những giải pháp hồi sinh dòng sông. Để sông Tô Lịch "sống", bên cạnh công việc này còn phải thực hiện đồng loạt nhiều nhiệm vụ như xây đập chữ T, thu gom xử lý triệt để nước thải, điều tiết nước sạch tạo dòng chảy.

Phương án dùng nước sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải hồ Tây bổ cập cho hồ Tây qua hồ trung gian là hồ Sen, và "câu" nước sạch từ sông Hồng về sông Tô Lịch đang được người dân, giới chuyên gia đặt niềm tin sẽ sớm cải thiện được chất lượng môi trường như kỳ vọng.

Đây là lần đầu tiên Hà Nội nạo vét tổng thể dòng sông này

Sông Tô Lịch đang được 'tái sinh', đứng trước thời khắc trong xanh trở lại - Ảnh 9.

Công nhân thoát nước nạo vét sông Tô Lịch trong đêm

Tiếp tục khảo sát, lên phương án hút bùn sông Tô Lịch giai đoạn hai

Theo đại diện HSDC, sau khi giai đoạn một kết thúc sẽ bắt tay hút bùn phần còn lại từ đường Nguyễn Trãi xuống hạ lưu. Tuy nhiên để có cơ sở xây dựng phương án nạo vét phần còn lại thì các cơ quan chức năng tiếp tục khảo sát, đo đạc vì đến tháng 5-2025 sẽ bước vào mùa mưa, nên phải dựa vào hiện trạng của sông Tô Lịch thời điểm đó.

Bốn bước hồi sinh dòng sông ô nhiễm

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, GS.TS Trần Đức Hạ (Hội Cấp thoát nước Việt Nam) cho biết để phục hồi dòng chảy sông Tô Lịch cần có bốn bước.

Bước thứ nhất: Phải thu gom nước thải

Bước thứ hai: Hút sạch bùn cặn ô nhiễm nằm dưới lòng sông

Bước thứ ba: Bổ sung nước sạch cho sông Tô Lịch

Bước thứ tư: Tăng cường làm sạch dòng sông, kết hợp tạo điểm nhấn cảnh quan

Sông Tô Lịch trước 'thời khắc lịch sử’ được gột rửa

Một số sở, ngành, công ty thoát nước của Hà Nội đang tiến hành khảo sát, xây dựng phương án để triển khai nạo vét, hút bùn tổng thể sông Tô Lịch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar