28/02/2025 14:55 GMT+7

Sông Tô Lịch trước 'thời khắc lịch sử’ được gột rửa

Một số sở, ngành, công ty thoát nước của Hà Nội đang tiến hành khảo sát, xây dựng phương án để triển khai nạo vét, hút bùn tổng thể sông Tô Lịch.

Sông Tô Lịch đứng trước 'thời khắc lịch sử’ được làm sạch  - Ảnh 1.

Sông Tô Lịch chảy qua nhiều quận trung tâm của Hà Nội đang bị ô nhiễm trầm trọng - Ảnh: DANH KHANG

Sông Tô Lịch (dài 14,6km) hóa kênh nước thải bất đắc dĩ nhiều năm nay ở Hà Nội đang đứng trước "thời khắc lịch sử": được làm sạch tổng thể trong thời gian tới.

Làm "sống" lại sông Tô Lịch đang được người dân thủ đô kỳ vọng, bởi trong suốt nhiều năm qua không ít công trình, ý tưởng, dự án thử nghiệm nhằm "hồi sinh" dòng sông này nhưng bất thành.

Ngày 28-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, việc nạo vét tổng thể sông Tô Lịch sẽ phải cơ bản hoàn thành trong tháng 8-2025.

Để phục vụ công tác nạo vét, hiện nay Sở Xây dựng Hà Nội đang chủ trì, phối hợp Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và một số đơn vị có liên quan khảo sát, xây dựng phương án nạo vét tổng thể sông Tô Lịch.

"Công tác khảo sát đang được khẩn trương tiến hành, trước mắt sẽ đo đạc, xây dựng phương án sau đó mới triển khai thực hiện. Chúng tôi sẽ phấn đấu thực hiện làm sạch tổng thể sông Tô Lịch trong tháng 8-2025 theo đúng yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh", đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay.

Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hằng năm ngoài sông Tô Lịch thì nhiều sông trong nội đô như sông Lừ, Sét, Kim Ngưu cũng được nạo vét, hút bùn một phần để phục vụ công tác thoát nước, chống ngập cho thành phố trong mùa mưa và làm sạch, khơi thông dòng chảy môi trường.

Dù chỉ mới nạo vét một phần nhưng khối lượng bùn mà Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đưa đi xử lý mỗi năm ước lượng khoảng hàng chục ngàn m3.

Sông Tô Lịch đứng trước ‘thời khắc lịch sử’ được làm sạch  - Ảnh 2.

Sông Tô Lịch hóa kênh nước thải từ nhiều năm nay - Ảnh: D.KHANG

Trước đó, GS.TS Trần Đức Hạ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường (Hội Cấp thoát nước Việt Nam) cho biết để phục hồi dòng chảy sông Tô Lịch cần có bốn bước.

Bước thứ nhất là phải thu gom nước thải và xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra sông. 

Bước thứ hai là phải hút sạch bùn cặn ô nhiễm nằm dưới lòng sông. 

Bước thứ ba là bổ sung nước sạch cho sông Tô Lịch. Có thể bổ cập bằng hai nguồn, nước thải đô thị sau khi xử lý đạt chuẩn về môi trường của các nhà máy/trạm xử lý nước thải và nước sạch từ sông Hồng.

Bước thứ tư là tăng cường làm sạch dòng sông, kết hợp với cảnh quan, ví dụ như thiết kế các vòi phun nước, thả bè thủy sinh… làm giàu khí oxy trong nước. Kết hợp giáo dục ý thức cộng đồng để bảo vệ môi trường, lên án những hành vi gây ô nhiễm sông Tô Lịch.

Theo GS Hạ, nếu chưa thu gom triệt để nước thải đô thị hoặc bùn cặn lắng đọng thì có bơm bao nhiêu nước sạch vào cũng không giải quyết dứt điểm được ô nhiễm.

Sông Tô Lịch trước 'thời khắc lịch sử’ được làm sạch  - Ảnh 3.

Công nhân của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội làm sạch các dòng sông nội đô - Ảnh: D.KHANG

Nhiều giải pháp sẽ được triển khai để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Đầu tháng 2-2025, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện ngay việc nạo vét tổng thể sông Tô Lịch, cơ bản hoàn thành trong tháng 8-2025.

Theo đó, việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch, giai đoạn trước mắt, chủ tịch UBND TP Hà Nội giao UBND quận Tây Hồ chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành TP nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành trung ương về việc bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Đề xuất phương án sử dụng nguồn nước từ sông Hồng và nguồn nước sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để bổ cập nước cho hồ Tây qua hồ trung gian là hồ Sen, đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ Tây.

Sở Xây dựng có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, đề xuất phương án lấy nước từ hồ Tây để bổ cập cho sông Tô Lịch trong trường hợp cần thiết để giữ mực nước sông Tô Lịch qua cửa điều tiết hồ Tây A - cống Đõ - mương Thụy Khuê, tiến độ hoàn thành trong tháng 8-2025.

Về lâu dài, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ rà soát các quy hoạch có liên quan, nghiên cứu kỹ, đề xuất phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công (có kết nối với việc bổ cập nước giai đoạn trước mắt đã triển khai) đảm bảo vừa bổ cập nước sông Tô Lịch vừa điều tiết mực nước hồ Tây được ổn định.

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Từ phản ảnh của bạn đọc nạn ô nhiễm, mất đất vì sạt lở, PV Tuổi Trẻ đi thực tế nhiều tháng để ghi lại "Lời cảnh báo từ những dòng sông" qua phóng sự ảnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thống nhất đầu tư cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La hơn 22.200 tỉ đồng

Bộ Xây dựng thống nhất cần thiết đầu tư dự án đường cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La dài 105km, tổng mức đầu tư dự kiến 22.262 tỉ đồng.

Thống nhất đầu tư cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La hơn 22.200 tỉ đồng

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng

Vụ tai nạn xảy ra chiều 8-7 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng khiến người đàn ông chết tại chỗ.

Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Truy tìm tài xế bỏ trốn trong vụ tai nạn chết người ở Đắk Lắk

Cơ quan công an đang tìm kiếm tài xế và xe gây chết người tại quốc lộ 1 đoạn qua khu vực Gành Đỏ, phường Xuân Đài, Đắk Lắk (trước là phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên).

Truy tìm tài xế bỏ trốn trong vụ tai nạn chết người ở Đắk Lắk

21 thành viên Chính phủ có ý kiến về dự án chống ngập 10.000 tỉ tại TP.HCM

21 thành viên Chính phủ đã có ý kiến dự thảo nghị quyết tháo gỡ khó khăn dự án 10.000 tỉ và dự án kết nối đường Phạm Văn Đồng - quốc lộ 1.

21 thành viên Chính phủ có ý kiến về dự án chống ngập 10.000 tỉ tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar