24/01/2024 13:18 GMT+7

Khán thính giả còn nhớ Tuyết Thanh không?

Nghệ sĩ lão thành Tuyết Thanh nhớ về tuổi trẻ của bà thời đi, hát và ngắm dáng hình đất nước trong những năm tháng đau thương lẫn ngày thống nhất.

Nghệ sĩ Tuyết Thanh

Nghệ sĩ Tuyết Thanh

Hôm thông tin NSƯT Tuyết Thanh được phong tặng danh hiệu NSND, một số khán thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam một thời vào Facebook của bà chúc mừng.

Trong căn nhà tập thể cũ trên phố Thái Thịnh, giọt nước mắt chợt rơi. Tuyết Thanh khóc không phải vì 35 năm sau khi được phong tặng danh hiệu NSƯT mới được trao tiếp một danh hiệu khác, mà vì đã lâu quá rồi vẫn còn khán giả nhớ đến bà.

Họ nói rằng: "Hôm nay Tuyết Thanh mới được phong tặng danh hiệu cao quý này, nhưng bà đã là NSND trong lòng chúng tôi từ lâu lắm rồi".

Cái thời khổ mà vui

Bà Tuyết Thanh có giọng hát cao vút: "Tôi ăn ngô ăn khoai mà lớn để rồi hát đấy" - cô văn công ngày nào nay đã 82 tuổi, kể về một thời tiếng hát át tiếng bom.

Từ nhỏ, Tuyết Thanh đã có mặt trong đội Sơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam cùng Kim Oanh, Bích Liên, Thanh Huyền, Anh Đào...

Sau này, thay vì theo nguyện vọng của bố để là nhân viên đánh máy ổn định, bà giấu gia đình đầu quân vào Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam (tháng 11-1960).

Bắt đầu từ dàn đồng ca, hai năm sau Tuyết Thanh trở thành solist. Bài hát đơn đầu tiên là Nắng ấm về trên Tổ quốc của Trần Khánh.

Tuyết Thanh nhớ thời "ba cùng", đi thực tế sáng tác và biểu diễn ở các nơi, từ Mã Pí Lèng cho tới Phú Quốc, Côn Đảo. Cô thanh niên Hà Nội trên ngực đeo huy hiệu Ba sẵn sàng lội xuống ruộng sợ đỉa mà không dám kêu.

Nhớ những ngày đi gặt lúa, gánh lúa, tải thóc như gái quê. Nhớ ngày tiếng hát vang khắp núi đồi, ngày tiếng hát át tiếng bom... Nhớ "tuyến lửa", nghệ sĩ cùng anh chị em đứng bên mâm pháo hát cho chiến sĩ, vào hầm trú ẩn hát cho thương bệnh binh.

"Thời chúng tôi, ngoài tập bài thu thanh, nghệ sĩ phải luyện thêm thanh nhạc, đọc, viết ký xướng âm, học hòa thanh, hòa âm... Rất vất vả và khổ luyện.

Sau này, thấy một ca khúc nào đó, ca sĩ hát không đúng nốt, tôi lại "ngứa nghề". Kể cả những ca sĩ nhạc đỏ, không ít người theo kiểu thuận miệng. Ca sĩ chuyên nghiệp thì không được thuận miệng", bà Tuyết Thanh kể.

Nghệ sĩ Tuyết Thanh cung cấp ảnh thời trẻ của mình do nghệ sĩ Văn Phùng chụp năm 1975

Nghệ sĩ Tuyết Thanh cung cấp ảnh thời trẻ của mình do nghệ sĩ Văn Phùng chụp năm 1975

Tiếng hát đi muôn nơi

Nhớ một thời không thể nào quên. "Cái thời chiến tranh ác liệt, làm gì có nhiều thời gian để tập bài và ê a.

Nhạc sĩ viết nhanh, ca sĩ hát cũng nhanh để đáp ứng thời cuộc, quên cả đói", bà kể lại. Như Bài ca Hà Nội - ca khúc được nhạc sĩ Vũ Thanh sáng tác giai đoạn Mỹ leo thang đánh phá thủ đô. Giữa tiếng bom rơi đạn nổ, Tuyết Thanh tập rồi lao ra khỏi nơi trú ẩn vào phòng thu thanh.

Ngay chiều hôm đó, Bài ca Hà Nội phát trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam đi muôn nơi...

"Sau này, có những người bên kia chiến tuyến kể với chúng tôi, nhờ tiếng hát của văn nghệ sĩ trên Đài Tiếng nói Việt Nam thời đó, nhờ Tuyết Thanh, nhờ Trần Khánh... mà họ bỏ súng đầu hàng để về với gia đình", Tuyết Thanh nhớ lại.

Trong ký ức của bà, vẫn nguyên y ngày đất nước hòa về một mối, cô gái Tuyết Thanh đeo ba lô theo đoàn văn công vào Nam.

Trên đường vô Huế, đoạn qua cầu Hiền Lương, gặp các anh bộ đội hành quân từ Nam đi ra, trên ba lô ai cũng có một con búp bê vải.

Hai bên vẫy nhau, gạt tay nhau cứ thế đi hết cầu Hiền Lương... "Sống cũng một chiếc ba lô, chết cũng chỉ một chiếc ba lô. Giờ nghĩ lại sao hồi đó lạc quan thế?", bà Tuyết Thanh tâm sự.

Có mặt ở TP.HCM sau ngày đất nước thống nhất, cô văn công Hà Nội ra chợ mua vải may áo sơ mi. Một người má miền Nam hỏi:

"Con là người Hà Nội phải không, má nghe người Hà Nội nói như chim, má bán cho con nửa giá"... Vui nhất là vì thấy gái Hà Nội đẹp, má lúm, răng khểnh, bà má hỏi Tuyết Thanh "con đi thẩm mỹ viện phải không?".

Người miền Nam chân tình, hào sảng và nồng nhiệt, đọng lại trong ký ức Tuyết Thanh tới hôm nay.

Chiếc kẹo Bác Hồ

Bà Thanh nhớ thuở Bác Hồ thỉnh thoảng vẫn gọi Đoàn ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đoàn ca múa Trung ương và Đoàn văn công Tổng cục Chính trị vào hát cho Bác nghe.

Bác rất thích ca khúc Tiếng hò trên đất Nghệ An và dân ca Người ơi người ở đừng về.

Bác thường mặc bộ áo nâu giản dị, khi hát xong, Bác cho nắm kẹo mang về. Tuyết Thanh không nỡ ăn, cứ để dành mãi.

Nghệ sĩ Kim Cương nhận đĩa vàng cống hiến.

9 cá nhân lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và các kỷ lục gia được Viện Kỷ lục thế giới (WorldMark) trao tặng Đĩa vàng cống hiến, trong đó có nghệ sĩ Kim Cương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar