16/12/2022 16:45 GMT+7

Nhà báo Tô Minh Nguyệt tái hiện một thời bom đạn của Hà Nội

TRẦN MẶC
TRẦN MẶC

TTO - Ký ức về Hà Nội một thời bom đạn không chỉ được tái hiện qua quyển sách 'Thư viết từ Hà Nội - Bom rơi trên hè phố thủ đô’ của Tô Minh Nguyệt, mà còn hiện lên trong lời kể của những người ở lại, đã sống qua một thời khói lửa.

Nhà báo Tô Minh Nguyệt tái hiện một thời bom đạn của Hà Nội - Ảnh 1.

Nhà báo Tô Minh Nguyệt giao lưu cùng bạn đọc sáng nay - Ảnh: T.T.D.

Những ký ức đó được hội ngộ trong buổi giao lưu và ra mắt sách Thư viết từ Hà Nội - Bom đã rơi trên hè phố thủ đô vừa diễn ra vào sáng 16-12 tại Đường sách TP.HCM (quận 1).

Đến dự buổi giao lưu cùng tác giả Tô Minh Nguyệt có nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, nhà văn Trầm Hương - phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM - cùng nhiều cái tên kỳ cựu trong nghề viết.

Mở đầu Thư viết từ Hà Nội - Bom đã rơi trên hè phố thủ đô, Tô Minh Nguyệt dành tặng quyển sách cho người em trai của mình - chàng thanh niên ra đi vì tiếng gọi Tổ quốc và hòa tên mình vào tên chung của đất nước - với phần đề bút: "Tặng hương hồn Tô Hùng và làng Láng của tôi".

Nhắc về người em thân thương, tác giả cho biết: “Em tôi năm 17 tuổi không đủ cân nên phải cho gạch, cho đá vào túi để đủ cân ra chiến trường. Em ra đi từ năm 1967, cho đến ngày hy sinh chưa một lần trở về nhà. Những lá thư em viết về khoảng nửa năm, một năm trời mới đến".

Nhưng hơn cả một lá thư, quyển sách còn là phần ký ức về một Hà Nội thân thương trong khói lửa bom đạn. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân nhận xét: "Đọc sách của chị Nguyệt, tôi thấy những cảnh tái hiện thời kỳ năm 1972 của Hà Nội. Trong tựa đề chị Nguyệt điền "Thư viết từ Hà Nội" nhưng kèm theo "bom đã rơi trên hè phố thủ đô". Điều đó quan trọng hơn. Bởi vì thư lúc đấy nhiều người viết lắm, nhưng chị Nguyệt viết riêng về giai đoạn Hà Nội nằm trong bom đạn.

Tôi nghĩ nếu không có những người như chị Nguyệt, những phóng viên quân đội, nhà báo, nhà văn thì ai sẽ là người nhắc lại cho chúng ta những ký ức về một thời đạn bom, những ký ức rất đau thương nhưng cũng rất tự hào này".

Nhà báo Tô Minh Nguyệt tái hiện một thời bom đạn của Hà Nội - Ảnh 2.

Thư viết từ Hà Nội - Bom đã rơi trên hè phố thủ đô là quyển sách ghi lại một thời khói lửa của Hà Nội - Ảnh: TRẦN MẶC

Có thể thấy, chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh, bao nhiêu ký ức. Nhưng chiến tranh cũng để lại một trái tim đau đáu về những điều đã qua, để yêu thương con người hiện tại.

Nhìn về Hà Nội của quãng thời gian trước, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải - người trải qua những ngày tháng gian khổ cùng tác giả Tô Minh Nguyệt - cho biết:

"Chúng tôi cùng nhìn thấy bom rơi xuống Hà Nội, từng nhìn thấy dù của những phi công nhảy ra. Đấy là một thời đại mà xã hội bây giờ phải “thèm”, mặc dù nghèo khổ, chiến tranh, sống chết không biết thế nào nhưng đó là một xã hội không có trộm cắp, không có ăn xin và cũng không ai ăn cái gì một mình cả.

Tức là tất cả người nghèo đói, già, trẻ em cơ nhỡ đều có người giúp đỡ. Cho nên khi nhớ lại thời chiến tranh ấy không chỉ có đau khổ, chết chóc mà cảm thấy một điều rất xúc động, sâu xa trong lòng".

Với hơn 200 trang sách, Thư viết từ Hà Nội - Bom đã rơi trên hè phố thủ đô là tập hợp truyện và ký viết về giai đoạn trước và trong thời kỳ Mỹ rải bom B52 khắp Hà Nội. Những câu chuyện hiện lên dưới góc nhìn của người trong cuộc thay vì chỉ đơn thuần là quyển bút ký của thời đại với việc ghi chép từng cột mốc của lịch sử.

Nhà báo Tô Minh Nguyệt tái hiện một thời bom đạn của Hà Nội - Ảnh 3.

Tác giả Tô Minh Nguyệt (áo dài tím) giao lưu và ký tặng độc giả - Ảnh: T.T.D.

Tại buổi giao lưu, nhà thơ Nam Thi cho rằng quyển sách sẽ góp một nguồn động lực cho người trẻ và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho thế hệ sau về một thời quá khứ của dân tộc, để người trẻ "nối dài tiếp đến tương lai và sẽ còn nhiều câu chuyện để kể cho thế hệ tiếp theo".

Về phần mình, đứng ở góc độ của một người yêu mến lịch sử, Phạm Nguyễn Lan Thy (diễn viên Em và Trịnh) chia sẻ với Tuổi Trẻ Online:

"Từ bé tôi đã được nghe ông bà kể về thời chiến tranh loạn lạc. Lúc đó tôi cũng không thể hình dung được nhiều nhưng càng lớn, càng tìm hiểu về lịch sử của đất nước, dân tộc, tôi mới hiểu được ông bà đã trải qua những khoảng thời gian rất khó khăn. Trong thời buổi khó khăn có thể tồn tại đã là một kỳ tích rồi nhưng họ còn có thể nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta.

Với những người trẻ, quyển sách sẽ cho chúng ta những lát cắt chi tiết và cảm xúc hơn. Vì nó từ con người, là những câu chuyện bắt nguồn từ con người chứ không phải chỉ là những cột mốc lịch sử hay sự kiện chung".

Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không ở TP.HCM

TTO - Triển lãm 'Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không' giới thiệu hơn 200 hình ảnh, được trưng bày tại Sư đoàn 370/Quân chủng Phòng không - Không quân, số 18D đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM ngày 15-12.

TRẦN MẶC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar