12/03/2016 09:49 GMT+7

Khán giả Nhật khóc cười với phim Việt ở LHP Osaka

CÁT KHUÊ (từ Osaka) (catkhue@tuoitre.com.vn)
CÁT KHUÊ (từ Osaka) ([email protected])

TT - Trước khi bước vào lễ hội hoa anh đào hằng năm diễn ra khắp nước Nhật, trong những ngày còn rất lạnh của tháng 3, người dân Osaka được tham gia một lễ hội phim ảnh châu Á đương đại, chọn lọc đầy thú vị.

Khán giả xin chữ ký của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh (phim Em là bà nội của anh) - Ảnh: C.K.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Osaka (OAFF, diễn ra từ ngày 4 đến 13-3) với 50 phim trình chiếu và 11 phim dự thi đến từ Nhật, Đài Loan, Indonesia, Mông Cổ... diễn ra ở nhiều rạp chiếu rải rác khắp Osaka.

Khán giả mua vé xem phim được tham gia Q&A (hỏi và đáp) với các nhà làm phim được mời đến từ khắp châu Á, bỏ phiếu bình chọn phim hay nhất (giải khán giả) cũng như có thể có cái nhìn khá toàn cảnh với điện ảnh châu Á trong một vài năm qua.

Điện ảnh Việt có riêng cho mình một sự kiện được thiết kế đặc biệt khi sáu phim Việt được chiếu mỗi phim hai suất (có bán vé) suốt thời gian diễn ra LHP.

Tiếc là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với hai phim được trình chiếu (Siêu nhân X Mỹ nhân kế...) lại bận quay Dạ cổ hoài lang ở Canada nên không tham dự. Đạo diễn Victor Vũ (phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) bận việc cá nhân là tổ chức hôn lễ nên cũng vắng mặt.

Thế nên chỉ có nhà sản xuất đại diện Galaxy cùng đạo diễn Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp và Phan Gia Nhật Linh tham gia.

Những buổi chiếu phim Việt thường chỉ toàn khán giả Nhật, một số ít trong họ là những người học tiếng Việt và nói tiếng Việt khá giỏi.

Ban tổ chức cũng mời đến những phiên dịch tiếng Việt cho khán giả Nhật, vì thế mà các buổi giao lưu khá đậm chất Á châu.

Hai buổi chiếu Đập cánh giữa không trung Cha và con và... diễn ra khá lặng lẽ. Một phần vì Osaka những ngày đó mưa tầm tã trong gió lạnh. Một phần có lẽ do... phim.

Khán giả của Đập cánh giữa không trung đã khóc khi chia sẻ với đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp về cảm nhận của họ với câu chuyện của phim.

Khán giả của Cha và con và... xếp thành hàng dài xin chữ ký đạo diễn Phan Đăng Di, có một nữ khán giả lớn tuổi còn đến gần anh, cố gắng phát âm bằng tiếng Việt hai chữ: tuyệt vời! Và nhắc đi nhắc lại hai chữ đó.

Khán giả Em là bà nội của anh thì khác biệt hẳn. Nhiều người đi xem cười to trong rạp chiếu, một số khán giả cũng nói với đạo diễn Phan Gia Nhật Linh khi xếp hàng xin chữ ký anh rằng họ xem ba bản phim thì thấy bản phim Việt là tuyệt nhất!

Một khán giả đặc biệt của phim Việt là giáo sư ngôn ngữ học Shimizu Masaaki đến từ Trường đại học Osaka. Ông dạy tiếng Việt ở trường đại học, từng học tại Việt Nam một thời gian nên có hiểu biết khá sâu sắc về điện ảnh Việt.

Giáo sư cho biết được sự đồng ý của đạo diễn Đặng Nhật Minh, ông thậm chí còn soạn hai giáo trình tiếng Việt bằng lời thoại của phim Bao giờ cho đến tháng mười Hà Nội - mùa đông năm 1946.

Ông cũng chép lại đầy đủ thoại phim Mùa hè chiều thẳng đứng (đạo diễn Trần Anh Hùng) và chỉ chờ sự đồng ý của đạo diễn để biến nó thành giáo trình tiếp theo.

Giáo sư Shimizu Masaaki có những quan điểm khá thẳng thắn về phim Việt. Ông đặc biệt thích phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh, ngưỡng mộ Trần Anh Hùng mà ông bảo phim Mùi đu đủ xanh của anh Hùng mỗi cảnh quay đã là một tuyệt tác.

Xem xong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, ông nồng nhiệt bày tỏ rằng đó là một phim ông rất thích. Ông thích hình ảnh Việt Nam như thế, đầy trong trẻo, đẹp đẽ và lãng mạn. “Tôi nghe lại bài hát Thằng Cuội nhiều lần khi trở về sau buổi chiếu...”.

Thật hạnh phúc khi những bộ phim nói tiếng Việt cất lên trong các rạp chiếu chỉ toàn người nước ngoài. Thật hạnh phúc khi thấy khán giả vô cùng trật tự xem phim, ngồi im đến hết chữ chạy và đặt những câu hỏi với người làm phim Việt đầy hiểu biết không chỉ về điện ảnh Việt, mà còn với văn hóa và cuộc sống người Việt đương đại.

Điện ảnh đúng là môn nghệ thuật kết nối không biên giới khi chia sẻ với mỗi khán giả những câu chuyện riêng chung, nhưng bằng một ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt để mọi người đến gần nhau hơn..

 Điện ảnh Việt đang thay đổi nhanh chóng và quyết liệt

Đạo diễn Phan Đăng Di (trái) và chủ tịch LHP quốc tế Osaka tại Osaka, Nhật Bản - Ảnh: C.Khuê

Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Teruoka Sozo - chủ tịch OAFF - để có một hình dung về cái nhìn của người làm điện ảnh Nhật, khán giả Nhật đối với điện ảnh Việt.

* Đã có 11 năm làm LHP, nhưng tại sao năm nay OAFF lại thiết kế riêng một sự kiện dành cho điện ảnh Việt với sáu phim được trình chiếu?

- Lý do là bởi tôi nghĩ điện ảnh Việt đang thay đổi nhanh chóng và quyết liệt. Hai kỷ lục về phòng vé trong năm qua của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Em là bà nội của anh khiến chúng tôi rất quan tâm.

Năm trước, chúng tôi có một buổi chiếu ra mắt quốc tế phim Để Mai tính 2 ở đây và được khán giả rất hoan nghênh. Những điều kể trên rõ ràng là lý do và một cơ hội tốt để OAFF tập trung vào điện ảnh Việt Nam đương đại trong năm nay.

Cũng có một lý do nói thêm: Tôi được biết một nhà phát hành phim ở Nhật Bản mua bản quyền phân phối tại Nhật của một số phim chiếu rạp Việt gần đây (Siêu nhân XMỹ nhân kế của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng - nhà phát hành Galaxy).

Đó là trường hợp hiếm hoi mà phim Việt Nam được phát hành thương mại tại Nhật. Vì vậy với sự kiện điện ảnh Việt khởi sắc ở LHP lần này, tôi muốn nói với khán giả địa phương rằng họ nên xem điện ảnh Việt.

* Trong sáu phim được mời có hai phim độc lập và bốn phim thương mại. Liên hoan tuyển phim theo tiêu chí nào, thưa ông?

- Tôi tự chọn những bộ phim Việt năm nay. Tôi muốn giới thiệu hai gương mặt của điện ảnh Việt đương đại đến với khán giả Nhật Bản và quốc tế.

Gương mặt thứ nhất là những bộ phim nghệ thuật tuyệt vời được quốc tế đánh giá cao. Gương mặt thứ hai là những bộ phim được khán giả Việt đánh giá cao thông qua doanh thu phòng vé của mỗi phim.

* Cũng là một cách chú trọng đến điện ảnh Việt, LHP mời đạo diễn Phan Đăng Di là một trong ba giám khảo quốc tế cùng với hai nhà làm phim khác đến từ Đài Loan và Indonesia?

- Bởi vì tôi tôn trọng tài năng của Phan Đăng Di. Cha và con và... là một phim tuyệt vời. Trước đây khoảng năm năm, bộ phim đầu tiên của anh ấy là Bi, đừng sợ! được công chiếu tại Nhật Bản qua OAFF. Vì vậy ở Osaka khán giả biết anh ấy rất rõ.

*Phim Cha và con và... tại Osaka: Sài Gòn những năm mơ mộng 

CÁT KHUÊ (từ Osaka) ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar