11/08/2020 17:06 GMT+7

Khán giả đứng ngoài cửa sổ nhà bếp để xem kịch về giãn cách xã hội

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Phòng bếp tại Viện Goethe (Hà Nội) trở thành một trong 4 sân khấu kịch thời giãn cách xã hội rất đặc biệt mà thế giới đang sống. Khoảng 100 khán giả đeo khẩu trang chia làm 4 nhóm được ‘đi tour’ lqua 4 ‘sân khấu’ để xem kịch… giãn cách.

Khán giả đứng ngoài cửa sổ nhà bếp để xem kịch về giãn cách xã hội - Ảnh 1.

Phòng bếp tại Viện Goethe trở thành sân khấu của vở kịch "Độc thoại xanh" - Ảnh: T.ĐIỂU

Một buổi xem kịch "kỳ lạ" như thế đã diễn ra tại Viện Goethe Việt Nam tại Hà Nội tối 10-8. Phòng hội thảo, thư viện, sân vườn và phòng bếp ở Viện Goethe trở thành sân khấu của 4 tiểu phẩm chung chủ đề Happy@Home? (Ở nhà là hạnh phúc).

Đêm diễn duy nhất này nằm trong dự án sân khấu Happy@Home? do viện Goethe và Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện, với 4 vở kịch ngắn cùng phản ánh câu chuyện từ một thế giới bị biến đổi bởi đại dịch và kĩ thuật số trong các gia đình.

Đó là 4 câu chuyện khác nhau từ 4 ngôi nhà, nhưng tất cả cùng cho thấy những "phát hiện" về tình cảm gia đình và những tầng sâu khuất trong mỗi con người. Tình cờ, 4 tác giả kịch bản đều là 4 cây viết nữ, NSƯT Sĩ Tiến làm đạo diễn.

Khán giả đứng ngoài cửa sổ nhà bếp để xem kịch về giãn cách xã hội - Ảnh 2.

Khán giả thì được bố trí ngồi nép vào tường của căn bếp chật hẹp, hoặc đứng ngoài cửa sổ xem kịch - Ảnh: T.ĐIỂU

Tầng tum của Hoàng Trang kể câu chuyện một gia đình có cô con gái trẻ trước đây chỉ coi nhà là nơi để về ngủ, vì COVID-19 mới ở nhà. Rồi cô nhớ ra căn phòng tầng tum rất "có view" của gia đình bao năm bị bỏ hoang, và quyết xắn tay cải tạo thành không gian ấm cúng cho cả gia đình.

Trên trời cao bầy chim vẫn hót (tác giả Mỹ Linh) là cuộc đối thoại giữa mẹ và con gái trong một ngày không như mọi ngày vì giãn cách xã hội.

Dịch bệnh đến, cô con gái phải đối diện quãn thời gian tưởng như vô nghĩa khi chỉ được quanh quẩn ở nhà với mẹ, nhưng kỳ thực lại là một sự trở lại với những gì thực sự có nghĩa. Cô bắt đầu nghe thấy tiếng chim hót và "phát hiện" ra chậu hoa cô mua cho mẹ từ lâu vẫn được mẹ chăm sóc tươi tốt, còn cô lâu nay chỉ mải mê chạy theo lối sống ton hót xu nịnh ở văn phòng để tìm kiếm thành công.

Khán giả đứng ngoài cửa sổ nhà bếp để xem kịch về giãn cách xã hội - Ảnh 3.

Sân khấu kịch là một góc sân vườn, bục sân khấu là... gốc cây - Ảnh: T.ĐIỂU

Độc thoại xanh (tác giả Maik Cây) là một câu chuyện phức tạp khai thác những tầng sâu của khát vọng trong 4 người nữ, là bà, mẹ, hai con gái bỗng dưng phải tụ vào nhau trong một căn bếp bởi giãn cách xã hội.

Hạnh phúc giản đơn (tác giả Huệ Ninh) lại là câu chuyện giản dị với nhiều tình huống hóm hỉnh và xúc động giữa đôi vợ chồng nông dân nghèo, là cuộc đấu tranh giữa người vợ muốn bỏ lên thành phố, mặc kệ lệnh giãn cách xã hội, để kiếm tiền nuôi gia đình, và người chồng ốm yếu chỉ khát vọng vợ chồng no đói có nhau.

Khán giả đứng ngoài cửa sổ nhà bếp để xem kịch về giãn cách xã hội - Ảnh 4.

Nghệ sĩ Bá Anh, Ngọc Ánh của Nhà hát Tuổi trẻ rời sân khấu đầy ảnh đèn để diễn vở "Hạnh phúc giản đơn" ở ... gốc mít - Ảnh: T.ĐIỂU

"Đây là những câu chuyện đánh thức mối quan tâm lẫn nhau, sự chia sẻ trong gia đình", NSƯT Sĩ Tiến - đạo diễn của 4 vở kịch chỉ dài 10 phút mỗi vở - chia sẻ.

Về sân khấu đặc biệt của đêm diễn, NSƯT Sĩ Tiến cho biết, các nghệ sĩ muốn mang đến một không gian kịch nghệ gần gũi nhất với khán giả, sân khấu tối giản, tận dụng luôn các không gian trong đời sống để tập trung tất cả cho câu chuyện.

Việc khán giả phải di chuyển liên tục qua 4 không gian để xem 4 vở kịch của 4 nhóm khán giả, trong khi diễn viên phải diễn 4 xuất liên tục trong một đêm diễn, là những điều rất mới mẻ cả với diễn viên và khán giả.

Điều này để phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội là các không gian không quá 20-30 người, nhưng khắc phục hạn chế của giãn cách xã hội được tận dụng để tạo hứng thú cho người xem, khi lần đầu tiên được "đi tour" xem kịch, hay lần đầu tiên được xem kịch theo cách đứng ngoài cửa sổ nhìn vào trong bếp.

Khán giả đứng ngoài cửa sổ nhà bếp để xem kịch về giãn cách xã hội - Ảnh 5.

Vở "Trên trời cao bầy chim vẫn hót" được diễn tại phòng thư viện của Viện Goethe - Ảnh: T.ĐIỂU

Khán giả Hải Hà nhận xét, việc di chuyển qua các không gian khác nhau để xem các vở kịch khác nhau, liên tục trong một buổi tối, là trải nghiệm rất thú vị với bạn.

"Mỗi lần di chuyển đến một không gian mới là một lần được làm mới tâm trạng, để đón nhận một câu chuyện mới, rất thú vị", Hải Hà nói.

Bích Phượng cũng rất thích thú với cách xem kịch lạ lùng này. Trước đây cô chưa bao giờ đi xem kịch, nhưng với trải nghiệm xem kịch lần này, cô nói sân khấu kịch hoàn toàn có thể hấp dẫn các bạn trẻ.

Khán giả đứng ngoài cửa sổ nhà bếp để xem kịch về giãn cách xã hội - Ảnh 6.

Vở "Tầng tum" được diễn trong phòng hội thảo của Viện Goethe, nơi có một tầng tum thật sự cho các diễn viên diễn xuất - Ảnh: T.ĐIỂU

Trương Ngọc Phương trước đây thường xuyên xem kịch tại các nhà hát và ở các trung tâm văn hóa của nước ngoài tại Việt Nam. Tuy thế, trải nghiệm xem kịch thời giãn cách xã hội vì đại dịch rất độc đáo lần này vẫn khiến cô rất bất ngờ.

"Rõ ràng vẫn có những cách để sân khấu vẫn đến được với khán giả theo một cách hào hứng, thú vị, ngay cả lúc phải giãn cách xã hội", Ngọc Phương nói.

NSƯT Sĩ Tiến cho biết, đêm kịch chỉ diễn một đêm duy nhất vào 10-8. Tuy nhiên, thời gian tới có thể nhà hát sẽ tiếp tục làm dày thêm những câu chuyện về đề tài gia đình trong thời giãn cách xã hội này để diễn phục vụ công chúng.

Chủ tịch Quốc hội xem kịch Lưu Quang Vũ về bệnh dối trá, phô trương của một thời

TTO - Tối 23-5, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và một số đại biểu Quốc hội cùng xem vở kịch ‘Bệnh sĩ’ của cố tác giả Lưu Quang Vũ - vở kịch phê phán ‘cả xã hội bốc phét’ vì ham phô trương, sĩ diện những năm 1980.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar