01/08/2020 11:01 GMT+7

Thiếu rạp diễn sân khấu sẽ chết dần

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Đó là trăn trở của chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu và nhiều người làm nghề tại đại hội đại biểu Hội Sân khấu TP.HCM nhiệm kỳ VIII (2020-2025) diễn ra ngày 30 và 31-7 tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang và Nhà hát TP.HCM.

Thiếu rạp diễn sân khấu sẽ chết dần - Ảnh 1.

Mỗi lần biểu diễn, nhóm Buffalo đau đầu tìm thuê điểm diễn. Với giá thuê 30-40 triệu đồng/đêm diễn, có khi bán 3/4 số ghế vẫn không đủ trả tiền thuê rạp. Trong ảnh: nhóm Buffalo với vở nhạc kịch Tấm Cám diễn tại nhà hát Bến Thành - Ảnh: LINH ĐOAN

Trong buổi thảo luận của đại hội, nghệ sĩ Cát Tường cho biết nhiều nghệ sĩ trẻ lớp sau chị có tên tuổi ở TP.HCM đã bắt đầu bỏ sân khấu, làm kênh YouTube riêng, bản thân chị cũng đang sống rất tốt với việc làm kênh YouTube riêng, web drama, các chương trình truyền hình, nhưng đó không phải là đam mê.

Nghệ sĩ Cát Tường đau đáu: "Đam mê và ngọn lửa nghệ thuật của tôi chính là thánh đường sân khấu. Và tôi biết nhiều em trẻ cũng còn mê lắm. 

Nhưng vấn đề của chúng tôi - cụ thể là của tôi khi hoạt động cùng nhóm kịch Buffalo mấy năm trước - là khi muốn biểu diễn, chúng tôi phải đi thuê rạp đến 30-40 triệu đồng/ đêm, với giá vé 200.000 đồng/vé thì dù bán được 3/4 số ghế chúng tôi vẫn không đủ trả tiền thuê rạp, phải liên tục bù lỗ. 

Chúng tôi chỉ mong Nhà nước hỗ trợ cho một cái rạp vừa phải tạo điều kiện cho các nhóm xã hội hóa còn đang lêu bêu đâu đó trong TP được tập hợp lại, thay phiên nhau để biểu diễn".

Không có rạp để biểu diễn, hoặc có rạp nhưng tiền thuê quá mắc cũng là nỗi lòng của nghệ sĩ Kim Tử Long. Vì thuê rạp đắt nên anh không thể mở màn với giá vé trung bình 200.000 - 300.000 đồng mà tiền vé đội lên đến 1 - 1,5 triệu đồng/vé khiến khán giả ngán ngại.

Câu chuyện thiếu rạp biểu diễn là thực trạng bấy lâu nay của sân khấu. Và theo ông Trần Ngọc Giàu, có những cách mà Nhà nước có thể tháo gỡ và hỗ trợ để các đơn vị xã hội hóa sáng đèn. 

Ông kể vừa rồi ông ra Hà Nội chấm thi, thấy rạp Đại Nam là rạp được sửa chữa lại trên nền rạp hát cũ nhưng khang trang và sân khấu có điều kiện biểu diễn hơn Nhà hát Trần Hữu Trang (được xây từ rạp Hưng Đạo cũ).

“Tôi đề nghị TP nên khôi phục một số rạp hát cũ, sửa chữa để chúng ta có những nhà hát khang trang dành cho hát bội, cải lương, kịch nói...
Ông Trần Ngọc Giàu

"Vụ Nhà hát Trần Hữu Trang chúng ta nhận thấy rằng chúng ta sai khi cố xây hẳn một nhà hát hiện đại nhưng trên diện tích nhỏ và xung quanh vướng các chung cư nên đã không có một nhà hát đáp ứng đủ điều kiện biểu diễn. Lẽ ra chúng ta chỉ nên cải tạo lại" - ông Giàu nhấn mạnh.

Thống kê từ Nhà hát TP đến Chợ Lớn khoảng 15km trước đây có khoảng 30 rạp hát, ông Giàu nói: "Giờ chúng ta đang có kế hoạch cho một nhà hát 1.500 chỗ ngồi hay nhà hát đa năng. Đó là điều cần phải có trong tương lai nhưng chờ đến tương lai đó thì sân khấu sẽ chết dần. 

Tôi đề nghị TP nên khôi phục một số rạp hát cũ, sửa chữa để chúng ta có những nhà hát khang trang dành cho hát bội, cải lương, kịch nói...".

Theo ông Giàu, khi đã cải tạo rạp hát, chúng ta sẽ giao cho các đơn vị xã hội hóa trên phương thức đấu thầu. 

Các đơn vị sẽ phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về nhân sự và kinh tế để đảm bảo có đủ đạo diễn, nghệ sĩ khi vào nhận rạp, đảm bảo đủ bao nhiêu suất diễn một tuần, bảo đảm đủ doanh thu để chi phí cho hoạt động biểu diễn, duy tu, bảo quản rạp, tái sản xuất, trình làng với công chúng những sản phẩm văn hóa có đầy đủ tính giải trí, thẩm mỹ, định hướng và giáo dục. 

Theo ông, nếu không làm như thế thì chúng ta cứ loay hoay vì các đơn vị xã hội hóa hiện vẫn trong tình trạng thuê mướn rạp từng ngày, không biết đầu tư ra sao vì đầu tư rồi lỡ bị đuổi ra thì mất trắng.

Sau hai ngày làm việc, đại hội đại biểu Hội Sân khấu TP.HCM nhiệm kỳ VIII (2020-2025) đã bầu ra ban chấp hành mới gồm 11 người. Trong đó, ông Trần Ngọc Giàu tiếp tục giữ vai trò chủ tịch hội, hai phó chủ tịch gồm đạo diễn Tôn Thất Cần và nghệ sĩ Trịnh Kim Chi.

Các ủy viên gồm: đạo diễn Hồng Dung, đạo diễn Võ Trọng Nam, đạo diễn Nguyễn Anh Kiệt, đạo diễn Lê Nguyên Đạt, đạo diễn Phan Quốc Kiệt, đạo diễn Lê Mỹ Phượng, đạo diễn Thanh Hiệp, nghệ sĩ Mỹ Uyên.

Hồng Vân đóng sân khấu, Hòa Minzy, Nguyễn Trần Trung Quân hủy show vì COVID-19

TTO - Hồng Vân đóng cửa sân khấu, đóng lớp đào tạo diễn xuất. Hòa Minzy, Nguyễn Trần Trung Quân... thông báo về show diễn bị hủy để đảm bảo an toàn mùa dịch.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar