19/12/2011 07:44 GMT+7

Khám lớn Sài Gòn: quyển sách cuối cùng của Vương Hồng Sển

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - Tác phẩm cuối đời của nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật nổi tiếng Vương Hồng Sển là một tập ghi chép những gì mắt thấy tai nghe tại Khám lớn Sài Gòn trong những giờ phút cuối cùng của khu nhà giam này trước khi bị đập phá bỏ hẳn vào năm 1953.

Phóng to

Sách dày 109 trang, vừa ra mắt bạn đọc tháng 12-2011- Ảnh: L.Điền

Tự nhận mình là người có “ba mối duyên nợ” với Khám lớn Sài Gòn, trong đó mối duyên quan trọng nhất là ngay khi khám lớn chuẩn bị đập bỏ, ông Vương Hồng Sển xin được phép vô bên trong chụp hình để làm tư liệu nghiên cứu riêng.

Một người luôn để ý đến vấn đề tồn cổ, Vương Hồng Sển từng “tiếc đứt ruột” khi thấy khám lớn bị đập bỏ hẳn theo lệnh của thủ hiến Nam kỳ Nguyễn Văn Tâm. Vương Hồng Sển từng gõ cửa một số cơ quan để can ngăn hành động đập bỏ một nơi mà cả ông lẫn người dân ai cũng thấy biết là di tích quan trọng nhưng chẳng ai nghe.

Và việc được phép vào bên trong chụp hình để giữ làm tư liệu trước giờ khám lớn bị xóa sổ là chút thu hoạch cuối cùng của Vương Hồng Sển đối với khu di tích quan trọng này. Với những hồi ức thuộc lòng cộng với hơn 40 tấm ảnh chụp từ năm 1953, giữ gìn qua bao biến động của thời cuộc, đến năm 1996, bắt đầu từ ngày 26-5 đến ngày 10-6, cụ Vương lần giở lại bộ ảnh này và “viết được hơn 80 trang”.

Nay, tất cả hình ảnh và những gì cụ viết vào lúc trước ngày mất nửa năm ấy được Công ty Nhã Nam thỏa thuận tác quyền và liên kết xuất bản với NXB Văn Hóa Văn Nghệ nhân dịp 15 năm ngày mất của cụ (Vương Hồng Sển mất ngày 9-12-1996).

Vẫn theo lối văn chất phác, dông dài của một ông già ngồi thuật chuyện xưa, tác giả Vương Hồng Sển nhẩn nha dẫn người đọc đến với nhiều câu chuyện, nhiều hình ảnh và cả những suy tư, trăn trở hơn là gói gọn trong không gian Khám lớn Sài Gòn qua những gì cụ khám phá, ghi nhận được.

Như hình ảnh về bảng thực đơn chép trên vách khám, hình ảnh về cái hồ nước mà Nguyễn An Ninh và nhiều thế hệ tù khám lớn từng lấy nước ở đây, đặc biệt là rất nhiều bài thơ do tù nhân viết lên vách khám vẫn còn cho đến ngày cụ Vương Hồng Sển đem máy ảnh vô chụp lại. Những câu thơ của những người xa lạ, có những người biết chắc sau khi viết những dòng thơ này thì họ cũng từ giã cuộc đời, theo cụ Vương, đó là những “câu khí phách”.

Chẳng hạn như bài này, được cụ Vương viết rõ là chép bên cạnh cái bảng “thực đơn hằng ngày”: “Hồn non nước vẫn còn lưu luyến mãi/ Hận non sông chưa trả nợ làm trai/ Vô ngục tối gông cùm đang thử thách/ Quyết đem chí cả đợi ngày mai”.

Trong tù cũng có thơ xướng họa rất tình cảm, như bài thanh niên miền Tây hỏi phụ nữ miền Ðông: “Nhắn cùng phụ nữ ở miền Ðông/ Chậm đợi vinh quan (tác giả chép theo “nét bút chì trên vách đã lu mờ”) sẽ lấy chồng/ Dập tắt lửa tình lo giết giặc/ Thế mà có chịu nổi cùng không...”, và phụ nữ miền Ðông trả lời: “Sương rơi tuyết đổ lúc trời đông/ Lạnh lẽo đêm khuya mấy đợi chồng/ Ðộc lập trường kỳ còn đẳng đẳng/ Nỡ nào luống để một mình không”.

Trong lịch sử Việt Nam, nhiều nhà yêu nước từng bị giam giữ nơi Khám lớn Sài Gòn như: Nguyễn An Ninh, Phan Xích Long, Trần Văn Giàu, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lý Tự Trọng...

Dưới con mắt của một nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề tồn cổ, tác giả Vương Hồng Sển tuy không đủ sức ngăn cản người đời đập phá di tích này, nhưng cũng đã nỗ lực hết mình để lưu lại một chút tư liệu hình ảnh về khám lớn, lại cần mẫn viết, dẫn giải, chú thích vào lúc cuối đời, quả là điều đáng nghĩ cho lớp hậu thế hôm nay.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bí mật trẻ em cần biết

TTO - Có lẽ bậc cha mẹ nào cũng từng lúng túng khi con hỏi: “Chết là gì?”, “Tại sao con lại sinh ra?”... Xuất phát từ những câu hỏi hiển nhiên nhưng hóc búa đó, tác giả Pernilla Stalfelt người Thụy Điển cho ra đời bộ sách Những bí mật trẻ em cần biết.

Những bí mật trẻ em cần biết

Một đêm giông bão: tình bạn lạ kỳ và cảm động

TT - Một đêm giông bão nọ, có hai con vật cùng vào trú mưa trong một túp lều nhỏ. Dù không nhìn rõ ai với ai, nhưng chúng vẫn trò chuyện rất tâm đầu ý hợp. Hai con hẹn sẽ gặp lại nhau vào ngày hôm sau, và...

Một đêm giông bão: tình bạn lạ kỳ và cảm động

​Thư gửi chính mình

TT - Có lẽ nhan đề sách là một sự sòng phẳng báo trước, để Hà Quang Minh kể một câu chuyện dài, nhiều màu sắc.

​Thư gửi chính mình

​Số ít được lựa chọn và chuyện giáo dục của người Do Thái

TT - Lý do gì khiến dân số Do Thái nhiều lần sụt giảm đáng kể trong lịch sử nhân loại?

​Số ít được lựa chọn và chuyện giáo dục của người Do Thái

​Nhà văn Úc đoạt giải thưởng Man Booker

TT - Nhà văn Úc Richard Flanagan vừa đoạt giải thưởng văn học Anh Man Booker với tác phẩm The narrow road to the deep north (Con đường hẹp chạy sâu vào phương Bắc).

​Nhà văn Úc đoạt giải thưởng Man Booker

Sách Ô Châu cận lục không chỉ của Dương Văn An

TT - Trước khi viết sách Ô Châu cận lục, Dương Văn An đã tham khảo hai tập sách của hai nho sĩ đương thời viết về hai phủ Tân Bình,

Sách Ô Châu cận lục không chỉ của Dương Văn An
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar