11/06/2022 11:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khai thác tiền sử đi lại của người bị sốt có giống với truy vết COVID-19?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Nhiều người cảm thấy tò mò, thậm chí lo lắng khi ngành y tế TP.HCM đưa thông báo 'khai thác tiền sử đi lại của bệnh nhân có sốt' để xác định có sốt rét hay không. Ngành y tế nói gì?

Khai thác tiền sử đi lại của người bị sốt có giống với truy vết COVID-19? - Ảnh 1.

Bác sĩ hỏi thăm, khám bệnh một bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), tất cả bệnh viện phải khai thác tiền sử đi lại của bệnh nhân có sốt để xem họ có đi qua vùng lưu hành sốt rét không là điều hết sức bình thường, không giống như truy vết COVID-19.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 11-6, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết khi khám bệnh có sốt (bệnh nhiễm), tất cả bác sĩ phải hỏi bệnh sử và yếu tố dịch tễ học. Bên cạnh đó, trong hồ sơ bệnh án ngành y tế cũng có quy định bác sĩ phải ghi nhận thông tin yếu tố dịch tễ học, nơi sống... của bệnh nhân.

Trong trường hợp khai thác được bệnh nhân có đi đến rừng núi, hay mới đi châu Phi về... và có sốt thì phải nghĩ ngay đến bệnh sốt rét bằng cách xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu.

"Tất cả đều là hoạt động thường quy như từ trước đến nay phải làm chứ không có gì phức tạp. Yêu cầu của sở chỉ là nhắc lại để các nhân viên y tế đã nhiều năm không gặp bệnh sốt rét thì có thể quên khai thác thông tin này" - bác sĩ Vĩnh Châu chia sẻ thêm.

Cùng trao đổi vấn đề này, bác sĩ Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cũng cho rằng việc các bác sĩ ở các bệnh viện khai thác tiền sử đi lại của người bệnh đang sốt để xem họ có đi qua vùng đang lưu hành bệnh sốt rét hay không là điều hết sức bình thường.

"Đây là việc bác sĩ phải làm, phải biết bệnh nhân đến đâu, từ vùng dịch tễ nào; chứ không phải truy vết như dịch bệnh COVID-19" - bác sĩ Hồng Nga nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 10-6, Sở Y tế yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận một trường hợp có sốt cần chú ý khai thác yếu tố tiền sử đi lại của bệnh nhân. Khi bệnh nhân đi từ các vùng có sốt rét lưu hành về, cần nghĩ ngay đến bệnh sốt rét và tiến hành xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét (test nhanh hoặc nhuộm lame máu) để kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng nặng và tử vong.

Bệnh sốt rét nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng nặng - thể sốt rét ác tính (như biến chứng não gây hôn mê sâu, co giật; suy gan, suy thận, thiếu máu nặng, tiểu huyết cầu tố do vỡ hồng cầu hàng loạt...) và khi đó nguy cơ tử vong rất cao.

Những người chưa từng bị sốt rét (chưa có miễn dịch) là nhóm có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng nặng và tử vong khi nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Nhóm này cần được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời.

Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP, trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 5 trường hợp sốt rét, trong đó có 2 trường hợp sốt rét ác tính. Năm 2021 chỉ có 2 trường hợp sốt rét cơn, không có trường hợp sốt rét ác tính, không có tử vong. Còn trong năm 2020 tiếp nhận điều trị 5 trường hợp sốt rét, trong đó có 1 ca sốt rét ác tính.

Tất cả bệnh nhân sốt rét nhập viện và điều trị trong các năm qua là những trường hợp đi công tác tại vùng có sốt rét lưu hành ở rừng núi (huyện Đắk Ơ, tỉnh Bình Phước...) hoặc đi công tác tại các nước châu Phi.

Từ năm 2011 đến nay, TP.HCM không phát hiện ca bệnh sốt rét mà tất cả đều là các ca nhiễm từ các vùng dịch tễ lưu hành. TP đã được công nhận loại trừ sốt rét từ năm 2020, hiện nay đang trong giai đoạn “phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ”.

Tại Việt Nam, bệnh sốt rét lưu hành quanh năm ở các tỉnh rừng núi miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; trong đó số ca bệnh sốt rét gia tăng trong mùa mưa.

TP.HCM yêu cầu tất cả bệnh viện khai thác tiền sử đi lại của bệnh nhân mắc sốt rét

TTO - Trước tình hình TP.HCM ghi nhận các ca sốt rét 'nhập khẩu', Sở Y tế TP yêu cầu tất cả bệnh viện khi tiếp nhận bệnh nhân từ các vùng có sốt rét lưu hành về cần nghĩ ngay đến bệnh sốt rét và tiến hành xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Bộ Chính trị sẽ có 2 nghị quyết mới về phát triển giáo dục và y tế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết thời gian tới Bộ Chính trị sẽ cho ý kiến 2 nghị quyết phát triển giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội: Bộ Chính trị sẽ có 2 nghị quyết mới về phát triển giáo dục và y tế

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Giới chức y tế châu Âu vừa phát cảnh báo về nguy cơ du khách đến Pháp có thể nhiễm vi rút Chikungunya, một loại vi rút nguy hiểm thường thấy ở Nam Mỹ và Ấn Độ.

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục

Các sản phẩm hỗ trợ tình dục như kem bôi, kẹo ngậm, tăng cường sinh lý... được rao tràn lan, và dễ mua như… rau.

Mập mờ nguồn gốc sản phẩm hỗ trợ tình dục

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

'Khám sức khỏe định kỳ là để người dân chủ động đánh giá tình trạng hiện tại, dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, giúp ngành y tế địa phương xác định được cơ cấu bệnh tật tại địa phương".

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar