26/02/2013 17:29 GMT+7

Khách tham quan sững sờ ngắm di sản văn hóa Phật giáo VN

TIẾN THẮNG
TIẾN THẮNG

TTO - Gần 200 hiện vật, tài liệu… liên quan đến Phật giáo Việt Nam đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Phóng to
Du khách nước ngoài thích thú khi được chiêm ngưỡng những hiện vật về văn hóa Phật giáo Việt Nam - Ảnh: Tiến Thắng

Say sưa chụp lại những bức tượng Phật độc đáo, phó giáo sư - tiến sĩ Trịnh Sinh, làm việc tại Viện Khảo cổ học Việt Nam, chia sẻ: “Mặc dù không gian chưa đủ để đáp ứng việc trưng bày hết các hiện vật độc đáo, song gần 200 hiện vật tại bảo tàng đã thể hiện được nét tiêu biểu nhất của Phật giáo Việt Nam, thể hiện được quá trình lịch sử xuyên suốt từ những thế kỷ đầu Công nguyên đến ngày nay”.

Không chỉ thu hút nhiều người dân trong nước, triển lãm còn thu hút sự chú ý của du khách nước ngoài tới tham quan, tìm hiểu.

Triển lãm này được tổ chức nhằm khái quát và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam, dự kiến kéo dài đến hết tháng 8-2013.

Chùm ảnh ghi nhận vài hiện vật độc đáo về văn hóa Phật giáo Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Phóng to
Tượng Bồ tát Quan âm Chuẩn Đề làm từ gỗ sơn son thếp vàng, niên đại từ thế kỷ 16 - thời nhà Mạc - Ảnh: Tiến Thắng
Tượng Phật chế tác từ gỗ sơn son thếp vàng có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18 - Ảnh: Tiến Thắng
Tượng Hậu, đặc trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, được chế tác từ gỗ sơn son thếp vàng từ thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19 - Ảnh: Tiến Thắng
Tượng Bồ đề Đạt Ma, một trong 33 vị Tổ Thiền tông, được chế tác từ gỗ sơn son thếp vàng có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18 - Ảnh: Tiến Thắng
Tượng Phật Thích Ca sinh ra từ hoa sen được chế tác từ gỗ sơn son có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18 - Ảnh: Tiến Thắng
Tượng Phật được làm từ gỗ thuộc nền văn hóa Óc Eo, thế kỷ 4-6 - Ảnh: Tiến Thắng
Tượng Phật được làm từ đá thuộc nền văn hóa Óc Eo, thế kỷ 6-7 - Ảnh: Tiến Thắng
Đầu tượng Phật làm từ đá cát thuộc văn hóa Champa, thế kỷ 9 - Ảnh: Tiến Thắng
Tượng Hộ pháp chế tác từ gốm men trắng, thế kỷ 19-20 - Ảnh: Tiến Thắng
Chuông đồng thuộc bộ nhạc khí có niên đại từ thế kỷ 9-10 - Ảnh: Tiến Thắng
Phóng to
Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn được chế tác từ gỗ sơn son thếp vàng có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18 - Ảnh: Tiến Thắng
Sự tinh tế qua quai chuông hình rồng được làm bằng đồng có từ thời nhà Trần, thế kỷ 13-14 - Ảnh: Tiến Thắng
Bệ tượng Phật chạm hình “lưỡng long tranh châu” được chế tác từ đá có niên đại từ thời nhà Lý, thế kỷ 11-13 - Ảnh: Tiến Thắng
TIẾN THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar