21/01/2016 17:57 GMT+7

​IMF khẳng định người nhập cư đem lại lợi ích cho châu Âu

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Theo IMF, dân số nhiều nước châu Âu đang già đi. Những người nhập cư sẽ là lực lượng lao động mới trẻ khỏe.

Thanh niên di cư và tị nạn tuổi từ 16 đến 21 tham gia lớp giảng dạy luật pháp Đức cơ bản tại thành phố Ansbach - Ảnh: Reuters

Ngày 21-1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố nghiên cứu khẳng định làn sóng di cư và tị nạn sẽ đem lại lợi ích lớn cho các nền kinh tế châu Âu.

Trong báo cáo đăng trên trang web www.imf.org, các nhà kinh tế IMF cho biết về trước mắt hay lâu dài, làn sóng di cư và tị nạn cũng có lợi cho các nước Đức, Thụy Điển và Áo, ba quốc gia tiếp nhận nhiều người di cư và tị nạn nhất.

Ví dụ, việc chính quyền các nước này mở ngân sách hỗ trợ người di cư và tị nạn như xây nhà cửa cho họ sẽ tạo công ăn việc làm cho cư dân ở các vùng lân cận, qua đó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các công ty cung ứng thực phẩm và các nhà thầu xây dựng cũng sẽ có thêm nguồn thu.

Về lâu dài, chính quyền các nước châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa hàng trăm nghìn người tị nạn gia nhập thị trường lao động. “Nhưng các chính sách hiệu quả sẽ tạo ra sự khác biệt” - nghiên cứu của IMF nhấn mạnh.

“Công nhân bản địa thường lo ngại về ảnh hưởng của làn sóng di cư với lương bổng và việc làm, nhưng kinh nghiệm quá khứ cho thấy những tác động tiêu cực thường hạn chế và nhanh chóng chấm dứt” - các chuyên gia IMF cho biết.

IMF chỉ rõ Đức dù là quốc gia giàu nhất châu Âu nhưng dân số đang già đi, lực lượng lao động ngày càng bị thu hẹp. Do đó, sớm muộn hệ thống phúc lợi của Đức cũng sẽ sụp đổ. Nền kinh tế Đức cần một lực lượng lao động mới trẻ khỏe hơn.

IMF cho rằng làn sóng di cư và tị nạn sẽ không ảnh hưởng đến vị thế của Đức, thậm chí còn tăng cường nó. Và các quốc gia châu Âu khác cũng đang nhanh chóng già đi nhưng vẫn nói không với người tị nạn sẽ bỏ lỡ cơ hội này.

IMF công bố nghiên cứu này trong thời điểm cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn đang khiến châu Âu chia rẽ sâu sắc. Mới đây Áo tuyên bố sẽ hạn chế người tị nạn. Ở Đức, sau các vụ tấn công tình dục đêm giao thừa 2016, Thủ tướng Đức Angela Merkel bị chỉ trích dữ dội vì chính sách chào đón người tị nạn.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: IMF tị nạn châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar