05/07/2016 12:30 GMT+7

Huyền thoại điện ảnh Iran Abbas Kiarostami qua đời

ĐỨC TRẦN - C.TH.
ĐỨC TRẦN - C.TH.

TTO - Đạo diễn người Iran Abbas Kiarostami - chủ nhân của Cành cọ vàng năm 1997 cùng nhiều bộ phim nhân văn khác - qua đời ngày 4-7 tại bệnh viện ở Paris (Pháp) vì ung thư, thọ 76 tuổi.

Đạo diễn Iran Abbas Kiarostami 

Theo The Guardian, đạo diễn Kiarostami đến Pháp để chữa bệnh tuần trước sau khi phát hiện mắc bệnh ung thư từ tháng 3 vừa rồi.

Kiarostami cũng từng tiến hành các cuộc phẫu thuật nhưng biến chứng của căn bệnh ung thư khó lường đã cướp đi một tài hoa của làng điện ảnh quốc tế.

Đạo diễn Abbas Kiarostami sinh năm 1940 tại thủ đô Tehran, học vẽ tại trường đại học rồi làm người thiết kế đồ họa và quay phim quảng cáo cho đài truyền hình Iran.

Năm 1969, Kiarostami gia nhập trung tâm đào tạo tài năng trẻ Kanun. Ông bén duyên với điện ảnh và làm phim ngắn đầu tay mang tựa The Bread and Alley nói về một học sinh tiểu học với một chú chó.

Năm 1977, Kiarostami làm phim dài đầu tay mang tựa Report. Trong nhiều năm liền, ông làm đủ mọi phim điện ảnh chiếu rạp đến phim tài liệu và phim ngắn.

Suốt hai thập niên làm việc ở Kanun, Kiarostami xây dựng nên chất riêng của mình, đó là tính trừu tượng trong điện ảnh, kể cả chất thơ và văn hóa truyền thống Ba Tư. 

Kiarostami hiếm khi làm việc với các ngôi sao hàng đầu, ông chủ yếu thích những diễn viên vô danh, trẻ em hoặc người chưa từng có kinh nghiệm đóng phim.

Phong cách của Kiarostami còn trở nên nổi danh với lối dẫn chuyện mang tinh thần lật đổ rào cản, tạo ra những tác phẩm đan xen phi lý và hiện thực một cách thuyết phục. 

Certified Copy của Kiarostami với ngôi sao Juliette Binoche - Ảnh: imdb

Những tác phẩm thành công nhất của ông như Where Is the Friend's Home? (1987), And Life Goes On (1992), Through the Olive Trees (1994)...

Năm 1997, Abbas Kiarostami bắt đầu trở thành hiện tượng của điện ảnh toàn cầu khi bộ phim Taste of Cherry (Hương anh đào) của ông giành được Cành cọ vàng tại LHP Cannes 1997. Bộ phim lột tả cô đơn của một kẻ muốn từ giã cõi đời, trên hành trình đi tìm người “đồng hành”. 

Có lẽ vì biết mình sẽ không thể làm phim mãi, Abbas Kiarostami quyết định “xuất ngoại” cũng như phá bỏ một số rào cản trong hai tác phẩm cuối cùng là Certified Copy (quay ở Tuscany, Ý) và Like Someone in Love - tác phẩm trữ tình sầu muộn ra đời năm 2012 - quay ở Nhật bản với lời thoại hoàn toàn bằng ngôn ngữ bản địa.

Đây cũng là hai phim duy nhất mà Kiarostami làm việc với diễn viên tên tuổi (Juliette Binoche và Rin Takanashi). 

Like Someone in Love - Ảnh Telegraph

Cuộc đời đạo diễn của Kiarostami khá giống như lời ông từng nói với The Guardian: “Tôi đang định sẽ làm phim về những con người đối phó các vấn đề của tuổi mới lớn. Lúc đầu, mọi thứ là công việc, nhưng rồi nó khiến tôi dần trở thành người nghệ sĩ”.  

Lúc sinh thời, Abbas Kiarostami từng là thành viên ban giám khảo LHP Cannes (1993), LHP Venice (1995)… Ông cũng giành được sự tôn vinh của UNESCO (Huy chương vàng) qua các thành tựu trong lĩnh vực điện ảnh, khi đề cao tự do, hòa bình và lòng khoan dung. 

Chỉ mới tuần trước, Kiarostami là một trong 683 thành viên mới được gia nhập Viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) - nơi “phán xét” và đưa ra các chủ nhân những giải thưởng danh giá Oscar. 

Đạo diễn lừng danh Hollywood Martin Scorsese đánh giá "Kiarostami đại diện cho đẳng cấp cao nhất của nghệ thuật trong điện ảnh". 

Đạo diễn Iran Asghar Farhadi - một trong những nhà làm phim xuất sắc hiện nay từng đoạt giải Oscar - chia sẻ từ Tehran, thủ đô Iran, rằng ông rất buồn khi hay tin bậc thầy Abbas Kiarostami qua đời.

Kiarostami không đơn thuần là một nhà làm phim, mà còn là huyền thoại đương đại, cả trong ngôn ngữ điện ảnh lẫn đời sống hằng ngày. Chính ông là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ đạo diễn sinh sôi ở Iran hiện này…”.

Một tác gia khác đến từ Tehran là Mohsen Makhmalbaf cũng nêu cảm nghĩ về Abbas Kiarostami và các bộ phim của ông:

“Kiarostami đưa tên Iran lên bản đồ điện ảnh thế giới, ông thay đổi cái nhìn về điện ảnh, khiến chúng nhân bản, tươi mới và giản dị hơn so với Hollywood. Nhưng thực tế là các phim của Kiarostami lại ít khán giả ở tại quê nhà”. 

“Người lúc sinh thời luôn làm ra những bộ phim đề cao giá trị sống, thật khó chấp nhận sự thật rằng Kiarostami đã từ trần” - Makhmalbaf xúc động nói.

ĐỨC TRẦN - C.TH.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar