12/05/2024 09:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hungary ủng hộ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc để chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine

Hungary, một thành viên NATO, tuyên bố ủng hộ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trong cuộc họp báo với Thủ tướng Hungary Viktor Orban ở Budapest ngày 9-5 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trong cuộc họp báo với Thủ tướng Hungary Viktor Orban ở Budapest ngày 9-5 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Cuộc xung đột Nga - Ukraine là một trong những vấn đề chính được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận trong chuyến thăm Hungary trong tuần này.

"Bây giờ, châu Âu đang bên bờ chiến tranh... Chúng tôi kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán hòa bình. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu đó. Theo đó, chúng tôi ủng hộ sáng kiến hòa bình của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra", Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói ngày 9-5 sau cuộc gặp với ông Tập ở Budapest.

Theo ông Orban, thế giới chưa bao giờ phải đối mặt với mối đe dọa quân sự nghiêm trọng như vậy, "thậm chí là nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới". 

Nhấn mạnh rằng Hungary là thành viên duy nhất của Liên minh châu Âu kêu gọi hòa bình ở Ukraine, ông Orban cho biết "giải pháp chỉ có thể được tìm thấy trên bàn đàm phán hòa bình và cần phải có lệnh ngừng bắn", theo Hãng tin TASS.

Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra kế hoạch hòa bình 12 điểm cho Ukraine, trong đó kêu gọi chống sử dụng vũ khí hạt nhân, bảo vệ dân thường và tù binh chiến tranh, tạo điều kiện xuất khẩu ngũ cốc và thúc đẩy tái thiết. 

Kế hoạch cũng kêu gọi chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương và "gây áp lực tối đa", nhấn mạnh rằng chỉ những biện pháp trừng phạt được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua mới có hiệu lực.

Hungary là điểm đến cuối cùng trong chuyến công du châu Âu của ông Tập tuần qua, bao gồm Pháp và Serbia.

Tại đây, Trung Quốc và Hungary đã tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh. Hai quốc gia cũng ký 17 thỏa thuận đưa Hungary tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Chuyến đi của ông Tập nhằm xoa dịu căng thẳng với châu Âu đang gia tăng nhiều tháng qua. Theo giới phân tích, những lời hay ý đẹp từ Hungary, quốc gia không chỉ là thành viên EU mà còn là thành viên NATO, chính là điều Bắc Kinh mong muốn.

Ông Tập cũng ca ngợi các thỏa thuận này đã giúp đưa sự hợp tác giữa Bắc Kinh với Trung và Đông Âu lên "phạm vi, lĩnh vực rộng hơn và cấp độ cao hơn".

"Trung Quốc coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - EU và coi châu Âu là một cực quan trọng trong thế giới đa cực. Trung Quốc ủng hộ Hungary đóng vai trò lớn hơn trong EU và thúc đẩy sự phát triển mới và lớn hơn trong quan hệ Trung Quốc - EU", nhà lãnh đạo Trung Quốc nói.

Tiến bước ở châu Âu, Trung Quốc đề nghị hỗ trợ an ninh cho Hungary

Trung Quốc đề nghị hỗ trợ về các vấn đề an ninh cho Hungary. Hiện Hungary là nước duy nhất chưa chấp nhận để Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine dù trước đó Nhà Trắng tạm hoãn chuyển giao một số vũ khí.

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Hội nghị BRICS tại Brazil thể hiện nỗ lực của nước chủ nhà thúc đẩy phát triển công bằng, bao trùm và củng cố chủ nghĩa đa phương.

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Sau trận lũ quét kinh hoàng tại bang Texas, những thách thức trong việc dự báo thời tiết cực đoan lại trở thành vấn đề tâm điểm.

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia

Hàn Quốc khẳng định sẽ đẩy mạnh đàm phán thương mại với Mỹ sau khi ông Trump công bố thuế quan 25% từ 1-8; Ngoại trưởng Mỹ lần đầu công du châu Á; Mỹ xóa HTS của Syria khỏi danh sách tổ chức khủng bố... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 8-7.

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar