04/08/2016 20:39 GMT+7

​Huế tìm cách bảo tồn Hội Quảng Tri

MINH TỰ
MINH TỰ

TTO - Chiều 4-8, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tổ chức cuộc tọa đàm lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn về việc bảo tồn địa điểm Hội Quảng Tri (TP Huế) hiện là trụ sở của UBND P.Phú Hòa.

Trụ sở Hội Quảng Tri bây giờ là UBND P.Phú Hòa, với chiếc cổng tam quan còn nguyên vẹn - Ảnh: An Bang

Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu đều cho rằng Hội Quảng Trị là một giá trị lịch sử - văn hóa của Huế đã được khẳng định. Hội Quảng Tri thành lập năm 1905, trụ sở đặt tại khu nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế bây giờ.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó báo Tuổi Trẻ đã liên tục phản ánh về việc UBND P.Phú Hòa đề xuất phá dỡ khu nhà vốn là Hội Quảng Tri để xây dựng mới nhà làm việc do xuống cấp nặng nề và để phù hợp với công năng mới. 

Sau đó đã có nhiều ý kiến phản đối của các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử và người dân Huế.

Đây là một tổ chức ra đời trong trào lưu duy tân đầu thế kỷ 20, cùng với Hội Trí Tri và trước cả Hội Khai Trí Tiến Đức ở Hà Nội, nhằm quảng bá tri thức, khơi dậy lòng yêu nước, tập hợp hầu hết các nhà trí thức lớn ở miền Trung bấy giờ như: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh, Phạm Quỳnh, Đạm Phương Nữ Sử, Hải Triều, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu...

Tuy nhiên, tại cuộc tọa đàm có hai quan điểm về việc ứng xử với giá trị này.

Trả Hội Quảng Tri cho hoạt động văn hóa

Lập hồ sơ để công nhận Hội Quảng Tri là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh hoặc có thể là cấp quốc gia, đồng thời di dời UBND P.Phú Hòa đến địa điểm mới, giao Hội Quảng Tri cho một hoạt động văn hóa tương ứng với chức năng vốn có của di tích này.

PGS.TS Đỗ Bang, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế, cho rằng do sau năm 1975 cơ sở này không giao Hội Quảng Tri cho một cơ quan văn hóa (mà giao cho Phòng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) nên công năng nó không phù hợp, khiến cho nó vừa bị biến dạng do bị cải tạo vừa xuống cấp nặng nề theo thời gian. Vì vậy, nếu tiếp tục sử dụng khu nhà mà nay mai sẽ là di tích này vào công việc hành chính thì sẽ khó lòng mà bảo tồn được nó.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - tổng biên tập tạp chí Sông Hương - đề nghị TP Huế nên sử dụng khu nhà Hội Quảng Tri cho một cơ quan văn hóa, vừa bảo tồn di sản này theo quan điểm “di tích phải sống với con người hôm nay”. Đồng thời, chọn một địa điểm khác để xây mới trụ sở UBND P.Phú Hòa cho phù hợp với các công năng hiện đại của một trung tâm hành chính.

Các nhà nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn trao đổi tại cuộc tọa đàm - Ảnh: M.Tự

Bảo tồn theo hướng thích nghi với thực tế

Ông Nguyễn Văn Quang, nguyên bí thư Thành ủy Huế, cho biết ông rất biết giá trị của Hội Quảng Tri, tuy nhiên giá trị vật chất của hội bây giờ chỉ còn là chiếc cổng tam quan rất đẹp cùng cái hàng rào, còn lại thì đã sửa chữa khác đi hoặc xuống cấp nặng nề quá rồi. Trong khi đó, quỹ đất trên địa bàn phường không còn chỗ để xây mới UBND phường.

Vì vậy, ông Quang cho rằng cần phải xây lại trụ sở của phường ngay tại khu đất này, nhưng phải giữ nguyên trạng chiếc cổng tam quan và hàng rào. Như thế vừa bảo tồn được giá trị cũ vừa đảm bảo cho nhu cầu mới của đời sống hôm nay.  

Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thừa Thiên - Huế, đề nghị sử dụng khu nhà này theo cả hai mục đích: trung tâm hành chính phường đồng thời là di tích Hội Quảng Tri, bằng việc cho xây mới ủy ban phường nhưng kiến trúc phải phù hợp, và đặt tại đây một bia đá ghi đầy đủ nội dung của di tích Hội Quảng Tri.

Ông Cao Huy Huy Hùng, giám đốc Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế, cho hay nơi đây phải được công nhận di tích, nhưng là di tích “Địa điểm Hội Quảng Tri” chứ không phải toàn bộ khu nhà này là di tích.

“Di tích cần phải sống với đời sống hôm nay, vấn đề là UBND P.Phú Hòa đừng làm mất đi giá trị của Hội Quảng Tri” - ông Hùng nói.

Đồng quan điểm này là ý kiến của đại diện Phòng văn hóa thông tin, Phòng quản lý đô thị TP Huế,  Sở Văn hóa - thể thao, Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế và một số nhà nghiên cứu khác.

Phải hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

Kết luận cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Văn Thành - chủ tịch UBND TP Huế - quyết định sẽ bảo tồn một cách hài hòa giữa giá trị của Hội Quảng Tri với công năng mới của một trung tâm hành chính phường. Hội Quảng Tri có giá trị lớn về mặt lịch sử, nhưng hiện chỉ còn vài hạng mục có giá trị, còn lại đều đã biến dạng qua nhiều lần cải tạo và xuống cấp nặng.

Trong khi đó, quỹ đất của phường không còn chỗ để xây dựng mới UBND phường. Vì vậy sẽ cho xây dựng lại UBND P.Phú Hòa tại đây, nhưng yêu cầu thiết kế kiến trúc phải phù hợp với lịch sử, nó phải khác với các tòa nhà hành chính thông thường. Sẽ lập hồ sơ di tích “Địa điểm Hội Quảng Tri”, dựng bia đá ghi lại hoạt động một thời, giữ nguyên trạng cổng tam quan và hàng rào, phục hồi lại màu sơn vàng như vốn có.

Trong khu nhà UBND phường sẽ có một phòng truyền thống, trưng bày các hiện vật, tài liệu về Hội Quảng Tri để cho cả cán bộ phường lẫn người dân và du khách biết nơi đây đã từng là Hội Quảng Tri lừng lẫy một thời.

MINH TỰ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar