26/11/2015 19:24 GMT+7

Đập dấu tích ngàn vàng và xây tượng đài ngàn tỉ

P.V.
P.V.

TTO - Bạn đọc Tuổi Trẻ Online âu lo về những di tích lịch sử bị dễ dàng đập bỏ để xây mới trong khi “tượng đài ngàn tỉ” được xây dựng tốn kém nhưng bị bỏ hoang.

Trụ sở Hội Quảng Tri bây giờ là UBND P.Phú Hòa (Huế) - Ảnh: An Bang

Thông tin trên Tuổi Trẻ ngày 26-11 về việc những dấu tích còn lại của Hội Quảng Tri ((51 Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế) - nơi diễn ra các hoạt động khai trí, quảng bá tân văn hóa, truyền bá quốc ngữ, cổ vũ lòng yêu nước ở Huế đầu thế kỷ 20 và quy tụ các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh ở Huế được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm trụ sở UBND phường gây sự quan tâm chú ý cho bạn đọc trong ngày.

"Nhà cửa to lớn ngàn vạn gian dùng để dung chứa các bậc tài năng - Muôn cõi đều che chở cho dân, làm cho dân yên ổn, thái hòa" - câu đối trên cổng tam quan Hội Quảng Tri (Huế) hiện còn lưu giữ.

Hầu hết bạn đọc tỏ ra tiếc nuối việc phá dỡ dấu tích lịch sử có giá trị được bạn đọc ví như "dấu tích ngàn vàng".

Khi biết đây là nơi nhà yêu nước Phan Bội Châu từng có các buổi diễn thuyết, bạn đọc Quyền Phạm đề xuất: “Chuyển UBND phường đi nơi khác. Giữ lại, tôn tạo thành một Trung tâm văn hoá Phan Bội Châu hoặc khu lưu niệm Phan Bội Châu vừa phục vụ phát triển du lịch vừa là nơi giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử hoạt động của nhà yêu nước của lãnh đạo phong trào Đông Du”.

Bạn Ngọc Mai gửi ý kiến đến Tuổi Trẻ Online: “Cái gì cũ kỹ sắp sập thì phải thay mới, xây lại thôi. Nhưng địa danh lịch sử thì bằng mọi giá phải giữ lại”.

Ý kiến trên được một bạn đọc khác đồng cảm và viết: “Các di tích hư hao mà công nghệ hiện đại không giữ được thì tái tạo lại. “Vật” tuy không còn nhưng còn ý nghĩa “tồn”. Giật sập, không làm gì hết thì mọi thứ còn ý nghĩa gì nữa?

Một di tích lịch sử, hoặc công trình có giá trị văn hóa của mỗi thời đại mà sụp, không được tái tạo thì ý nghĩa của nó bay như gió bụi. Văn hóa mất gốc thì con người tồn tại có ý nghĩa gì?”

Bạn đọc toluyn bày tỏ: “Nên giữ lại để bảo tồn lịch sử. Có thể mình nhìn hoài thấy cũ kỹ đâm nản nhưng đối với du khách họ rất tôn trọng giá trị nhân văn của từng nơi mà họ đến.

Tôi không hiểu nổi vì sao cái có sẵn thì lại phá dỡ, còn xây dựng tượng đài tốn hao ngân sách, chưa phục vụ thiết thực cho người dân lại được đề xuất”.

Ngày 24-11, bạn đọc đã bức xúc trước thông tin quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) trị giá hơn 1.500 tỉ đồng bị bỏ hoang, tượng đài Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) 30 tỉ đồng cảnh quan nhếch nhác và tượng đài N’Trang Lơng (Đắk Nông) 146 tỉ đồng xây dựng dở dang.

*Bạn có ý kiến gì về việc này, xin hãy viết ở phần Bình luận bên dưới.

P.V.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar