03/09/2013 17:46 GMT+7

Hủ tiếu chiên giòn - "hàng độc" đất Tây Đô

HOÀI VŨ
HOÀI VŨ

TTO - Mới 7g30 mà dưới sông tàu ghe chở khách du lịch đã cập bến hàng năm bảy chiếc, trên bờ khách đông nghẹt, đa số là khách nước ngoài. Chị Hồng Thắm cùng gia đình đến từ TP.HCM nói: "Nghe nói ở đây có món hủ tiếu chiên giòn tuyệt lắm nên tụi tôi ghé ăn thử".

Phóng to
Miếng hủ tiếu chiên giòn - Ảnh: Hoài Vũ

Mấy năm gần đây, nhiều nhà vườn ở miền Tây đã kết hợp loại hình kinh tế vườn với du lịch sinh thái và du lịch ẩm thực giúp nhà vườn ngày càng thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước. Vườn du lịch Sáu Hoài ở khu vực 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cũng vậy.

Đến đây, du khách không chỉ tận hưởng không khí trong lành của một miền quê yên ả, trải nghiệm cuộc sống dân dã mà còn được tham quan nghề truyền thống có từ lâu đời là nghề làm hủ tiếu. "Tiếng lành đồn xa", nhiều du khách tìm đến đây để được thưởng thức món hủ tiếu chiên giòn do chính nhà vườn biến tấu thành món ngon hiếm có.

Ở đây, ngoài trái cây, nước uống, chủ nhân vườn du lịch còn phục vụ khách hàng ba loại hủ tiếu: hủ tiếu nước, hủ tiếu chiên giòn và hủ tiếu chiên giòn - sữa nước cốt dừa. Đặc biệt, các loại hủ tiếu trên đều do chính lò hủ tiếu Sáu Hoài chế biến nên an toàn vệ sinh thực phẩm được bảo đảm.

Phóng to
Khách du lịch tham quan vườn du lịch - Ảnh: Hoài Vũ
Phóng to
Nghề làm hủ tiếu truyền thống - Ảnh: Hoài Vũ

Cách chế biến hủ tiếu chiên giòn khá đơn giản, chỉ cần cho hủ tiếu đã ướp chút bột nêm và ít tiêu vào chảo dầu thành một bánh chiên cho chín, chờ bánh vàng ươm là vớt ra. Xong rưới thêm hành lá và tương ớt lên bánh là có một món ăn nhớ đời với vị mằn mặn, ngọt ngọt, cay cay, béo béo không chê vào đâu được.

Khách đến tham quan hoặc ngồi vào bàn ăn đều được mời dùng món hủ tiếu này. Từng miếng bánh chiên giòn còn được cho vào túi nilông bán với giá 20.000 đồng/bánh. Khách du lịch các nơi như Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc… đến đây hầu hết đều cầm một miếng bánh trên tay, vừa ăn vừa vui cười thoải mái. Một vài khách du lịch nước ngoài còn thích thú đặt tên cho nó là “pizza hủ tiếu”.

Với món hủ tiếu chiên giòn - sữa nước cốt dừa, sau khi bánh chiên xong, người đầu bếp cho vào bánh ít rau thơm, vài miếng thịt khìa và chả chiên trông thật bắt mắt. Sau cùng là rưới lên bánh vài muỗng nước cốt dừa pha sữa (đã nấu chín) và rắc đậu phộng vào. Ăn món này thì chấm với nước tương cay hoặc nước mắm chua cay.

Món ăn lạ miệng, vừa ngon vừa giòn lại thêm béo ngọt nhờ có sữa và nước cốt dừa giống như ăn bánh tằm bì, chỉ khác nhau ở chỗ bánh tằm mềm mại còn bánh hủ tiếu thì giòn rụm, càng ăn càng bắt ghiền.

"Tôi đã ăn mì chiên giòn chứ chưa ăn hủ tiếu chiên giòn bao giờ. Đúng là ngon thật, rất đặc biệt và rất riêng", chị Hồng Thắm nói thêm.

Phóng to
Một nữ du khách Mỹ thích thú với món hủ tiếu chiên giòn - Ảnh: Hoài Vũ
Phóng to
Hủ tíu chiên giòn - sữa nước cốt dừa - Ảnh: Hoài Vũ

Đặc biệt hơn khi biết những món ăn này đều do người con trai chủ quán - anh Huỳnh Ngọc Diệp - đã tốt nghiệp đại học ngành kinh doanh nhưng vì mê du lịch và nấu ăn nên đã tâm huyết đầu tư sáng tạo.

HOÀI VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar