22/03/2025 10:04 GMT+7

Hợp tác Nhà nước và tư nhân: Lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ

Ông Nguyễn Quang Đồng - viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) - chia sẻ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã quy định nhiều loại hợp đồng hợp tác công tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ - Ảnh 1.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang từng là điểm nóng của dư luận nhưng lỗi không thuộc về chủ đầu tư BOT - Ảnh: M.TRƯỜNG

Trong đó có BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh), O&M (kinh doanh - quản lý), BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ), BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao)... Tới đây có thể sửa đổi bổ sung thêm một phần chính sách về chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước với chủ đầu tư.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần điều chỉnh vẫn là việc đảm bảo sự cam kết từ phía Nhà nước và cơ chế pháp lý khi các bên vi phạm hợp đồng.

Từ trước tới nay khi thực hiện các dự án PPP (điển hình là BT, BOT) giữa doanh nghiệp và Nhà nước có ký hợp đồng với nhau nhưng thực tế khi có vấn đề xảy ra Nhà nước ít bị ràng buộc bởi cam kết và ít khi chịu trách nhiệm với những vấn đề đó. Hậu quả sau đó doanh nghiệp phải gánh chịu nặng nề.

Để thu hút được vốn tư nhân, ngoài những cơ chế về chính sách nói chung và các cơ chế về chia sẻ hấp dẫn lợi ích, việc có cơ chế bảo vệ quan hệ pháp luật bằng hợp đồng và bản thân Nhà nước phải tuân thủ hợp đồng là yếu tố quan trọng hơn.

Sắp tới đây không chỉ Vingroup, một số tập đoàn trong và ngoài nước cũng sẽ tham gia đầu tư hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư.

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho biết khi doanh nghiệp ở nước ngoài đầu tư vào một dự án hạ tầng lớn, đằng sau đó đều có định chế cấp vốn vì không có doanh nghiệp nào đủ vốn để tự tham gia vào đầu tư hạ tầng.

Chính vì vậy họ cần các ngân hàng, quỹ tài chính đứng sau cấp vốn, mà muốn vậy quan trọng nhất pháp lý phải chắc chắn. Vì thế để chắc chắn, các doanh nghiệp này phải bỏ chi phí lớn để thuê tư vấn về pháp lý, tài chính để bảo vệ quyền lợi của họ.

Ở góc độ Nhà nước, để tránh rủi ro, thậm chí cả kiện tụng, sắp tới cũng buộc phải có cơ chế thuê chuyên gia, doanh nghiệp tư vấn để tư vấn khi ký các hợp đồng.

Điều này sẽ đảm bảo sự chuyên nghiệp, các tính toán đúng đắn và hạn chế các rủi ro cho cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên với cơ chế định mức, đơn giá tài chính hiện nay khó để thuê các đơn vị tư vấn có chất lượng.

Vì vậy trước hết phải thay đổi tư duy cần ưu tiên mời các tổ chức tư vấn pháp lý, đầu tư chuyên nghiệp. Và để đáp ứng được việc thuê này, tất cả các cơ chế về định mức tài chính cũng phải thay đổi.

Khoản bù đắp cho doanh nghiệp không phải là ưu đãi mà công trình họ tạo lập tạo ra giá trị lớn hơn cho xã hội. Do đó, Nhà nước phải có chính sách đảm bảo các khoản lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp.

TS HUỲNH THẾ DU

Điều hiển nhiên: Tư nhân đầu tư phải có lợi nhuận

Theo TS Huỳnh Thế Du, hiện Nhà nước đang đặt mục tiêu tập trung phát triển hạ tầng trong 5 - 10 năm để tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Đặt trong bối cảnh các tỉnh thành sắp sáp nhập, nhu cầu đầu tư các dự án hạ tầng kết nối càng cao hơn, việc thu hút doanh nghiệp hợp tác đầu tư sẽ là tất yếu.

Trước hết, Nhà nước cần xác định rõ đây là các dự án quan trọng, phải rõ cơ chế, để tư nhân tham gia làm họ phải thu lại được lợi nhuận theo yêu cầu. Có thể có cơ chế đổi đất hoặc để doanh nghiệp phát triển những khu đô thị liên quan đến dự án này.

Như ở Mỹ trước đây, khi tư nhân tham gia làm đường sắt, doanh nghiệp được đổi lại một số khu đất hai bên dự án.

Ở đây, doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng cũng thế, nếu doanh nghiệp này bỏ tiền ra làm phải có cơ chế tài chính bù lỗ chi phí bỏ ra hoặc phải cho doanh nghiệp đất đai, quyền lợi gì đó. Các cơ chế này phải rõ ràng, sòng phẳng trên tinh thần "tiền trao cháo múc".

Hiện nay có ba trụ cột là Nhà nước, thị trường và xã hội. Ở thị trường, doanh nghiệp làm các dự án, tạo ra lợi nhuận cho chính họ và tạo ra của cải cho xã hội.

Ví dụ khi làm tuyến đường sắt đô thị, chi phí doanh nghiệp bỏ ra 70 đồng nhưng họ chỉ thu lại 60 đồng, trong khi đó lợi nhuận mang lại cho xã hội 100 đồng. Lúc này sẽ xuất hiện "khuyết tật" của thị trường và Nhà nước có vai trò giải quyết khuyết tật này. Khi đó, Nhà nước có thể đưa ra các chính sách bù lỗ 10 đồng cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó cần có các hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải phóng mặt bằng. Thực tế khi doanh nghiệp làm dự án, việc giải phóng mặt bằng rất khó khăn, người dân rất khó đồng thuận các chính sách bồi thường. Lúc này cần có tiếng nói của Nhà nước mới mong nhanh chóng có mặt bằng sạch.

Làm ăn theo luật, không dựa vào quan hệ

Nếu giữa các doanh nghiệp ký hợp đồng với nhau và xuất hiện trường hợp một bên vi phạm làm không đúng, bên kia được phạt hợp đồng. Bây giờ doanh nghiệp ký với Nhà nước, khó có thể phạt được Nhà nước, kể cả những trường hợp Nhà nước sai.

Chính vì vậy, doanh nghiệp sợ khi liên kết đầu tư. Chỉ có những doanh nghiệp quen biết mới dám làm, nhưng đó cũng chỉ là niềm tin cá nhân chứ không phải niềm tin của pháp luật, niềm tin của thể chế.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân với phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T Group luôn khát vọng vươn tầm cùng đất nước, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ghi sổ tang, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bày tỏ vô cùng thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu bài viết: “Đồng chí Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24-5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar