07/02/2014 03:11 GMT+7

Hơn cả giải đặc biệt

HỮU CHƠN (TP.HCM)
HỮU CHƠN (TP.HCM)

TT - Sáng mồng 4 Tết Giáp Ngọ, con gái tôi xin đi tham quan đường hoa Nguyễn Huệ cùng với các bạn. Vợ chồng tôi đồng ý và cấp “lộ phí” cho cháu 40.000 đồng, bao gồm cả tiền xe buýt và tiêu vặt.

Trưa cháu về đến nhà, đưa lại cho tôi 6.000 đồng và hai tờ vé số (mệnh giá 10.000 đồng/tờ). Thấy tôi ngạc nhiên, cháu giải thích rằng đi xe buýt chỉ hết 4.000 đồng (cả khứ hồi) vì cháu có thẻ học sinh. Nước uống mang theo nên không phải mua. Trong lúc đi bộ trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1), cháu và nhóm bạn gặp một người khuyết tật, phải ngồi xe lăn bán vé số. Cháu đã mua ủng hộ ba tờ, tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trong nhóm một tờ.

Với một học sinh lớp 12, việc làm trên cũng thật bình thường. Nhưng nghe cháu kể về những gì được học từ cô giáo dạy văn, tôi càng hiểu tầm quan trọng của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách học sinh như thế nào. Con tôi cho biết hay được nghe cô kể về những tấm gương hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người yếu đuối hơn mình. Cô khuyên học sinh sống thân ái, đoàn kết, quan tâm tương trợ nhau. Cô còn sưu tầm các bài báo ca ngợi những tấm lòng thơm thảo, đọc cho cả lớp nghe và khuyên các em cố gắng làm theo.

Tôi thử kiểm tra độ chính xác của thông tin bằng cách hỏi cháu có nhớ bài viết nào cảm thấy sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng tốt không. Kết quả, cháu dẫn chứng khá trôi chảy bài “” (Tuổi Trẻ ngày 24-10-2013), đồng thời đưa ra nhiều nhận xét thể hiện sự khâm phục đối với người bạn cùng lứa tuổi chưa hề quen biết. Cháu cũng tự đến trường bằng xe đạp nhưng chưa làm được nhiều việc tốt như Tèo, song vẫn tự nhủ sẽ cố gắng bằng những gì có thể giúp người kém may mắn hơn mình...

Chiều cùng ngày tôi mang hai tờ vé số cháu mua để dò kết quả. Dẫu không trúng nhưng tôi vẫn vui, vì tôi và cháu đã có một giải thưởng phi vật chất quý hơn nhiều.

Từ ngày 1 đến 6-2, chuyên mục “Giáo dục dưới mắt mọi người” và “Câu chuyện giáo dục” đã nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của bạn đọc khắp mọi miền đất nước: Minh Túy (Thanh Hóa), Trần Văn Toản (Huế), Nguyễn Thị Thu Hiền (Đà Nẵng), Hồ Tấn Nguyên Minh (Phú Yên), Ngô Thị Diễn (Khánh Hòa), Thủy Nguyễn (Đồng Nai), Phạm Hải Triều, Trần Văn Tám, Vũ Thụy Phương Trang, Hữu Chơn, Lê Phương Trí, Vũ Huy Hùng, Nguyễn Diệu, Phạm Mạnh Thông nhóm Cánh Diều (TP.HCM), Nguyễn Thanh Dũng (Long An), Huỳnh Kim Cúc, Lê Hiếu (Tiền Giang), Đăng An (Cần Thơ), Lê Lam Hồng (Sóc Trăng), Thiên Thanh, Ngọc Anh, Minh Ngọc, [email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected], [email protected]...

Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài về cho hai chuyên mục qua địa chỉ email [email protected] hoặc trực tiếp đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Những bài viết hay, được nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ trong tháng sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao quà lưu niệm là phần thưởng trị giá 1 triệu đồng. Cuối mỗi quý, những bài viết hay nhất sẽ được trao giấy chứng nhận và phần thưởng trị giá 3 triệu đồng.

TUỔI TRẺ

HỮU CHƠN (TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar