21/05/2015 14:24 GMT+7

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ

TTO - Thông tin từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, dữ liệu đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh đã được chuyển cho các cụm thi.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM trong lần nghe hướng dẫn ghi hồ sơ dự thi THPT quốc gia - Ảnh: Như Hùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho biết số liệu thống kê trên toàn quốc cho thấy tổng số thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia là 1.004.484 thí sinh.

Trong đó, tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp là 279.001 thí sinh, tổng số thí sinh dự thi với hai mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ là 592.934. Còn lại, tổng số thí sinh tự do, đã tốt nghiệp THPT các năm trước, chỉ đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH là 132.552 thí sinh.

Trong khi đó mọi năm, số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ khoảng 2 triệu hồ sơ, trong đó khoảng 30% hồ sơ ảo và số lượng lượt thí sinh dự thi là 1,4 triệu.

Theo ông Nghĩa, mọi năm do thí sinh đăng ký thi ba đợt (hai đợt thi ĐH và một đợt thi CĐ) nên rất khó thống kê chính xác được tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT không dự thi ĐH, CĐ. Ước tính trung bình cả nước có hơn 20% thí sinh tốt nghiệp THPT không dự thi ĐH, CĐ mà đi học nghề hay học các khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn khác để tham gia thị trường lao động.

Năm nay số liệu rõ ràng hơn nên có thể thống kê chính xác qua thông tin đăng ký của thí sinh. 28% thí sinh thi ở cụm thi địa phương để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT có thể đi học nghề hay tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có đề án tự chủ tuyển sinh.

Số liệu cụ thể thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia theo môn thi như sau:

Toán: 959.299 (95,5% thí sinh dự thi); văn: 937.304 (93,3%); ngoại ngữ: 743.067 (74%); lý: 470.867 (46,9%); hóa: 459.310 (45,7%); sinh: 283.033 (28,2%); sử: 153.688 (15,3%); địa: 386.941 (38,5%).

Trước số liệu này, một số người cho rằng môn sử, môn địa ngày càng trở nên “lép vế” trong lựa chọn môn thi của thí sinh.

Tuy nhiên, ông Nghĩa cho biết nếu so sánh với các năm trước ở các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đăng ký theo khối thi truyền thống, thì thí sinh lựa chọn môn sử, địa năm nay lại nhiều hơn hẳn.

Theo đó ở kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ các năm trước, thí sinh dự thi môn sử, địa (tương đương việc lựa chọn khối C truyền thống) chỉ ở mức trên 60.000 thí sinh, trong khi thí sinh dự thi môn sử năm nay cao hơn 2,5 lần (153.688 thí sinh) và môn địa tăng hơn sáu lần (386.941 thí sinh).

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Quy đổi điểm xét tuyển đại học về thang 30: Nơi 30, chỗ chỉ 25,2 điểm

Nhiều trường đại học đưa ra công thức quy đổi điểm về thang 30. Mỗi trường một phách, điểm số thí sinh nhảy loạn xạ.

Quy đổi điểm xét tuyển đại học về thang 30: Nơi 30, chỗ chỉ 25,2 điểm

UFM - Bệ phóng toàn cầu từ các chương trình liên kết quốc tế đẳng cấp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày càng gia tăng, việc lựa chọn một chương trình đào tạo quốc tế ngay tại Việt Nam đang trở thành xu hướng học tập hiện đại.

UFM - Bệ phóng toàn cầu từ các chương trình liên kết quốc tế đẳng cấp

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?

Trong kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM năm 2025, các bài thi theo nguyện vọng thường, nguyện vọng chuyên sẽ được tính điểm thế nào?

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar