07/12/2019 16:00 GMT+7

Hội Toán học TP.HCM hoạt động khó khăn vì không có trụ sở, kinh phí

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Theo Hội toán học TP.HCM, tuy được thành lập hơn 30 năm với nhiều hoạt động nghiên cứu, đào tạo toán học hàng đầu cả nước nhưng đến nay hội vẫn chưa có trụ sở, không có kinh phí hoạt động thường xuyên.

Hội Toán học TP.HCM hoạt động khó khăn vì không có trụ sở, kinh phí - Ảnh 1.

Ban chấp hành Hội Toán học TP.HCM nhiệm kỳ 2019-2024 ra mắt đại hội - Ảnh: M.G.

Sáng 7-12 tại Trường ĐH Sài Gòn, Hội Toán học TP.HCM đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ VI (2019-2024).

Ngoài việc thông qua điều lệ mới, định hướng hoạt động và phát triển hoạt động nghiên cứu, giảng dạy toán trong thời gian tới, đại hội cũng đã bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới với với 15 thành viên.

PGS.TS Phạm Hoàng Quân - hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn - được bầu làm chủ tịch Hội Toán học TP.HCM, TS Trần Nam Dũng - phó hiệu trưởng Trường phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM) được bầu làm phó chủ tịch.

Theo Hội toán học TP.HCM, tuy được thành lập hơn 30 năm với nhiều hoạt động nghiên cứu, đào tạo toán học hàng đầu cả nước nhưng đến nay, hội vẫn chưa có trụ sở, không có kinh phí hoạt động thường xuyên. Hầu hết các hoạt động đều nhờ vào các mạnh thường quân tài trợ.

Hội không có kinh phí do không thu hội phí, không kết nạp hội viên cá nhân, không có thu chi tài chính thường xuyên. Hiện trụ sở của hội đóng tạm tại Trường ĐH Sài Gòn.

Chia sẻ với khó khăn này, GS.TS Phùng Hồ Hải - phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam - cho biết Hội Toán học Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi chưa có trụ sở cũng như chi phí hoạt động trong thời gian qua. Hiện nay trụ sở chính thức đang được xây dựng tại Hà Nội, kinh phí có sự đóng góp kinh phí của nhiều tập thể, cá nhân sẽ giúp hội có ngôi nhà chung cho các nhà toán học cả nước.

Trong khi đó, GS.TS Lê Văn Phước - chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TP.HCM - cho rằng toán học là nền tảng của các lĩnh vực khoa học khác. Vì thế cần gắn kết toán học và khoa học khác ứng dụng vào cuộc sống.

Về kinh phí, ông Phước cho rằng hội có thể xin phép bổ sung chức năng hoạt động, trong đó có các hoạt động như tư vấn, đào tạo để tạo nguồn thu.

"Phần mềm giải toán hiện nay khá phổ biến và người sử dụng rất nhiều nhưng các ứng dụng này chủ yếu mua từ nước ngoài, phần mềm trong nước rất ít. Đây là cơ hội để các nhà toán học xây dựng và phát triển các ứng dụng này" - ông Phước nói thêm.


MINH GIẢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

UBND TP Buôn Ma Thuột vừa ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách đối với 36 giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31-12-2015.

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar