12/05/2025 08:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

phòng giáo dục và đào tạo - Ảnh 1.

Cô trò lớp 12A5 Trường THPT Lương Văn Can, quận 8, TP.HCM trong một tiết học văn - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trên tinh thần đó, tôi xin được nêu ba ý kiến để tham khảo mà trong thời gian còn làm việc ở Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM tôi có dịp được tham quan, học tập nước ngoài.

Thành lập hội đồng giáo dục

Mỗi xã, phường có hội đồng giáo dục theo tinh thần tự nguyện của những công dân muốn đóng góp vào việc giáo dục cho học sinh ở địa phương như các nhà trí thức, nhân sĩ, thương gia, quân nhân, công an hưu trí, chức sắc tôn giáo... Hội đồng do chính quyền kêu gọi và thành lập, hỗ trợ về cơ cấu tổ chức, tính pháp lý, trụ sở làm việc. Toàn bộ kinh phí hoạt động do hội đồng vận động đóng góp.

Chức năng của hội đồng giáo dục gồm hỗ trợ nhà trường, hiệu trưởng trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục. Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS khi được sở bổ nhiệm về trường phải nghiên cứu đặc điểm về kinh tế, đời sống, tập quán và truyền thống khu dân cư; thực trạng về hội đồng sư phạm và cơ sở vật chất.

Hiệu trưởng làm bản kế hoạch về nhiệm vụ quản lý nhà trường kết hợp với nhiệm vụ giáo dục do Sở GD-ĐT hướng dẫn. Bản kế hoạch phải nêu cụ thể về các khả năng và chỉ số cần đạt được. Hiệu trưởng trao đổi với hội đồng giáo dục để được đóng góp ý kiến. Những ý kiến này là vô cùng quý giá vì đó là kiến thức, kể cả kiến thức về giáo dục của các nền giáo dục tiên tiến, là kinh nghiệm học tập và làm việc của các thành viên hội đồng.

Hội đồng giáo dục vận động thành lập quỹ hỗ trợ nhà trường về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, hỗ trợ giáo viên bệnh tật, gặp khó khăn, giúp đỡ học sinh gia đình chính sách, gia đình nghèo, học sinh có thành tích xuất sắc tham gia các kỳ thi quốc gia; hỗ trợ các hoạt động xã hội, thể thao, văn nghệ...

Hội đồng giáo dục vận động gây quỹ trong và ngoài cộng đồng kể cả quốc tế (nếu có khả năng), đa dạng nhưng mang đậm màu sắc giáo dục. Tất cả cho một thế hệ vươn lên của đất nước.

Thành lập hội đồng khảo thí độc lập

Hội đồng khảo thí độc lập được thành lập trực thuộc UBND TP hoạt động độc lập với Sở GD-ĐT. Hội đồng khảo thí trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch chương trình giáo dục do bộ ban hành và sở hướng dẫn thực hiện sẽ tiến hành đánh giá chất lượng học tập của học sinh nhưng không làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, thi học kỳ, xếp hạng học sinh trong nhà trường.

Việc này chỉ nhằm giúp UBND TP và hội đồng giáo dục của phường xã nắm được thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường để điều chỉnh, khen thưởng, khuyến nghị...

Thành lập trường học và cơ sở bán công

Việc tổ chức và sáp nhập sẽ làm dư ra nhiều cơ sở trước đây được xây dựng rộng lớn và khang trang. Xin đề nghị thành lập trường phổ thông bán công các cấp tùy theo nhu cầu học tập ở địa phương.

Sở GD-ĐT bổ nhiệm hiệu trưởng. Địa phương bàn giao cơ sở vật chất cho giáo dục, hiệu trưởng tiếp nhận (vẫn là tài sản công) và lập kế hoạch, tổ chức dạy học, tuyển giáo viên và các vị trí khác. 

Các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo hưu trí còn sức khỏe, có nguyện vọng được mời dạy, giáo viên trường công lập dạy xong nghĩa vụ được tham gia dạy. Tất cả được ký kết hợp đồng theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính.

Học phí, trang thiết bị, sinh hoạt học đường do phụ huynh đóng góp. Như vậy, giảm gánh nặng cho phụ huynh chỉ còn là phân nửa. Việc này tạo thêm cơ hội cho nhà giáo hưu trí mà trong đó nhiều người tài hoa, có uy tín được học trò, phụ huynh tin tưởng được tiếp tục đứng trên bục giảng.

Giáo dục toàn diện cho học sinh

Các trụ sở dôi dư sau khi sắp xếp, hợp nhất có thể dùng làm thư viện, làm cơ sở dạy các môn nghệ thuật như nhạc, họa, thể dục thể thao; tổ chức triển lãm, biểu diễn văn nghệ, thi đấu bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, nhảy sào, bóng đá... góp phần vào giáo dục toàn diện cho thế hệ mới về thể chất, chiều cao, đồng thời tìm kiếm, phát triển các tài năng bẩm sinh trong học sinh, giới thiệu với các trung tâm bồi dưỡng trở thành vận động viên quốc gia và quốc tế.

Không còn phòng GD-ĐT: Quản lý các trường ra sao?

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa xây dựng kế hoạch sắp xếp bộ máy khi không còn phòng GD-ĐT.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar