23/12/2018 07:00 GMT+7

Hồi sinh từ… án tử

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Khi nghe bác sĩ nói tỉ lệ sống chỉ còn 1%, cô gái trẻ mắc chứng suy thận H.T.T.X. ngụ TP.HCM suy sụp. Cô còn trẻ, chuẩn bị làm đám cưới thì phát hiện chứng bệnh này.

Hồi sinh từ… án tử - Ảnh 1.

Từ chỉ còn 1% tỉ lệ sống, giờ đây chức năng thận của bệnh nhân H.T.T.X. hồi phục được 60% - Ảnh: DUYÊN PHAN

"Tôi chỉ mong sao bác sĩ chích cho một liều thuốc chết quách đi cho xong" - cô nói. Thế nhưng phép mầu đã xảy ra...

Ba năm trước, T.X. được nhóm nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Bích Hương tiếp nhận với chẩn đoán là tiến triển nhanh (STTTN) nhóm viêm thận lupus.

Không những thế, trên thân hình bé nhỏ của cô gái này còn phải gánh thêm hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như suy tim, viêm phổi, nhồi máu não, động kinh. Đặc biệt T.X. bị thiếu máu rất trầm trọng bởi căn bệnh máu bẩm sinh Thalassemia.

Với đủ thứ bệnh đày đọa như thế, cơ thể T.X. rất kém kiểm soát miễn dịch mỗi khi bị nhiễm trùng. Việc chạy thận nhân tạo với cô cũng trở nên khó khăn khi cơ thể không đáp ứng. "Chạy thận nhân tạo theo phác đồ bình thường 3 lần 1 tuần nhưng với bệnh nhân này ăn bất cứ thứ gì đều phải chạy thận, gần như chạy cả tuần" - một bác sĩ trong nhóm nghiên cứu cho biết.

Xét nghiệm cho thấy ở bệnh nhân này ngoài viêm thận lupus còn kèm theo biến chứng nhiễm trùng và bệnh vi mạch huyết khối.

Ngày được chỉ định truyền huyết tương chẳng ai có thể nghĩ cô gái trẻ này có thể vượt qua. Ấy thế mà T.X. lại lập kỳ tích với tốc độ hồi sinh ngoạn mục để trở thành bệnh nhân đặc biệt nhất trong công trình nghiên cứu của nhóm bác sĩ Hương.

Từ chỉ còn 1% tỉ lệ sống, giờ đây cô gái ấy đã phục hồi được 60%, bỏ hoàn toàn thuốc trợ tim. Từ không có nước tiểu giờ đây đều đặn mỗi ngày có 2 lít nước tiểu và đang trong hành trình "thoát ly" khỏi chạy thận nhân tạo. Từ "án tử" treo lơ lửng trên đầu, T.X. thực sự hồi sinh khi tăng được 8kg, da dẻ dần hồng hào trở lại.

Cô gái "muốn chết quách đi" ngày nào giờ bắt đầu nghĩ tới một đám cưới thật hạnh phúc của đời mình. "Nhờ bác Hương, tôi như được sinh ra lần thứ hai. Bác Hương như là người mẹ của mình vậy" - cô hạnh phúc nói trong nước mắt.

Tương tự, vợ chồng chị L.T.T. (Đà Nẵng) trước đó cũng rơi vào bi kịch. Cưới nhau được một tháng chị rất sốc khi thấy chồng chị từ một người đàn ông mạnh khỏe, chỉ sau một thời gian bị STTTN kèm suy tim trở nên hốc hác, ốm yếu.

Từ Đà Nẵng vợ chồng chị T. vào Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM chuyển qua các khoa phổi, thận để bắt đầu hành trình tìm sự sống, dù mong manh.

Từ chỉ còn 1% sống sót, chồng chị hồi sinh thực sự sau ba tháng. Ngồi chăm sóc chồng tại bệnh viện, chị T. cười bảo rằng dự định của vợ chồng là sinh em bé vào năm sau - điều mà trước đây có nằm mơ chị cũng không thể nào tưởng tượng nổi.

Và trong nhóm bệnh nhân bị STTTN được điều trị, nhiều người có thể mang thai và sinh con bình thường. Nhiều bạn trẻ sau khi thoát khỏi "án tử" đã có thể đi học, đi làm.

4.000 người nhập viện vì suy thận

STTTN là tình trạng mất chức năng thận nhanh chỉ trong vòng vài ngày đến vài tháng, nhanh hơn rất nhiều so với bệnh thận mạn tính. Biểu hiện bằng Creatinine (sản phẩm cặn bã được đào thải duy nhất qua thận) huyết thanh tăng trên 50% dưới 3 tháng.

Nguyên nhân do một hoặc đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau gây nên trên thận từ cầu thận, ống thận hoặc mạch máu thận. Theo nhóm nghiên cứu, trong tổng số khoảng 3.000-4.000 lượt bệnh nhân suy thận/năm tại Bệnh viện Chợ Rẫy có khoảng 30 bệnh nhân bị STTTN.

TTO - Ngày 16-5, bác sĩ Đặng Thanh Tuấn, trưởng Khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết các bác sĩ bệnh viện này vừa cứu sống bé trai S.L.H (6 tuổi, người Campuchia).

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

Ngày 10-5, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm, Công ty Vắc xin Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

VNVC hợp tác với Quỹ Đầu tư Nga về vắc xin công nghệ mới

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Những ngày gần đây, nhóm mẹ bỉm hiện đại đang chia sẻ một bí quyết chọn tã mùa hè: ưu tiên tã có khả năng thoáng khí tốt, đặc biệt ở vùng lưng - nơi bé dễ đổ mồ hôi nhất.

Tã hè thoáng khí có lỗ thoát mồ hôi giúp lưng bé luôn khô ráo

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar