13/02/2023 12:25 GMT+7

Hối lộ kiểm toán dưới 2 triệu đồng có thể bị phạt số tiền gấp 10 - 20 lần

Theo dự thảo pháp lệnh, việc mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu cho trưởng đoàn kiểm toán, phó đoàn, tổ trưởng thành viên đoàn có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng và buộc nộp lại số tiền.

Hối lộ kiểm toán dưới 2 triệu đồng có thể bị phạt số tiền gấp 10 - 20 lần - Ảnh 1.

Tại phiên họp, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành về nguyên tắc, giao lại hai cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Pháp luật bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trình lại để ký ban hành trong tháng 2-2023 - Ảnh: PHẠM THẮNG

Sáng 13-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét tờ trình Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Phạt ai đây?

Nêu ý kiến thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường bày tỏ băn khoăn về các nội dung mức phạt tiền như quy định trong dự thảo pháp lệnh, bởi có chỗ thì quá nhẹ, có chỗ lại quá nặng. Do vậy đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu thêm.

Ông cũng nêu dự thảo quy định phạt tiền 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, ông đặt vấn đề việc này phạt ai đây?

"Can thiệp vào kết luận kiểm toán thì các cán bộ ở địa phương như bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh, bộ trưởng Bộ Tài chính không can thiệp được.

Vậy chỉ có tổng kiểm toán, phó tổng kiểm toán hoặc người trong ngành cao hơn trưởng đoàn kiểm tra can thiệp được. Trong khi trưởng đoàn có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Vậy phạt ai và đưa ra vậy có khả thi không?", ông Cường nêu thêm.

Hối lộ kiểm toán dưới 2 triệu đồng có thể bị phạt số tiền gấp 10 - 20 lần - Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: PHẠM THẮNG

Quy định ra mà kiểm toán không làm được, lúng túng cũng gay

Cũng nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần làm rõ phạm vi, quy định của pháp lệnh.

Trong đó quy định xử phạt ai và hành vi vi phạm xử lý theo pháp lệnh, luật có liên quan chưa rõ, nên quy định về biện pháp khắc phục.

"Trong dự thảo pháp lệnh đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả phải nộp lại số tiền hành vi vi phạm. Ví dụ người ta hối lộ, mua chuộc thì chỉ kiểm toán viên, người nhà kiểm toán viên mới được hưởng lợi, chứ đi mua chuộc có được hưởng lợi đâu.

Vậy, chủ thể phải là anh nhận tiền mà chưa đến mức hình sự", ông Huệ nêu và chỉ rõ quy định ra mà kiểm toán không làm được, "lúng túng không vận hành được cũng gay".

Do vậy, ông yêu cầu phải rà soát kỹ và mức độ vi phạm, hành vi vi phạm cũng phải gắn ngang bằng về quyền, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ kiểm toán, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức có liên quan.

Ông dẫn lại khi còn làm tổng Kiểm toán Nhà nước, chưa có quy định như ở dự thảo pháp lệnh này nên rất vất vả. Cụ thể, khi kiểm toán nghiên cứu hồ sơ một dự án cao tốc, ban quản lý lờ đi, không gửi báo cáo.

"Anh em về báo cáo chịu chết, bất lực. Tôi chỉ đạo cứ làm theo luật gửi yêu cầu lần 2 nhắc lại yêu cầu như lần 1 và gửi cho bộ chủ quản để biết, chỉ đạo nhưng họ không gửi.

Sau đó làm văn bản nhắc lại lần 3 và yêu cầu gửi lại và gửi thêm tổng kiểm toán, bộ trưởng để báo cáo. Khi đó, văn bản mới phát đi buổi sáng, buổi chiều họ gửi ngay.

Tôi nói lần này không gửi, nếu lần thứ tư sẽ báo cáo thêm Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội để biết. Nhưng mới chỉ ép đến đoạn tổng kiểm toán đã cung cấp ngay", ông Huệ nhắc lại.

Cũng theo ông Huệ, có nơi khi kiểm toán vào, lấy lý do tuyệt mật để không cung cấp. "Anh em về báo cáo 'botay.com' rồi, tôi nói không được. Nếu anh nói không được thì ghi rõ tài liệu này tuyệt mật nên không cung cấp và ký vào. Nhưng chả ai dám ký, cuối cùng vẫn phải gửi báo cáo", ông Huệ nêu thêm.

Theo dự thảo, việc mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu cho trưởng đoàn kiểm toán, phó đoàn, tổ trưởng, thành viên sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Tổ chức có hành vi này sẽ bị phạt số tiền gấp đôi so với cá nhân. Đồng thời buộc phải nộp lại số tiền tương ứng với số tiền dùng để mua chuộc, kiểm toán.

Về nội dung này, ông Huệ nói với việc hối lộ, mua chuộc, thực tế có vấn đề là không hối lộ, mua chuộc trực tiếp, mà qua trung gian đã bị phát hiện.

Như vậy, lỗi đã có rồi nhưng người nhận khoản tiền hối lộ, mua chuộc này thì chưa, tức là bước từ anh trung gian đến người bị tác động thì chưa.

"Trường hợp này có xử lý không và xử lý thế nào? Cái này chưa rõ, sau này rất khó khả thi", ông Huệ nói thêm.

Dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân 'mới, khó, cần xem xét tính cấp bách'

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân là "nghị định không có đầu", khó và mới nên cần xem xét về sự cần thiết, tính cấp bách.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có cảng mới nhưng lo ngay ngáy vì luồng lạch bồi lắng

Dự án cảng cá được đầu tư 60 tỉ đồng với năng lực đón tàu công suất lên đến 400CV đã hoàn thành, nhưng luồng lạch dẫn vào cảng đang bị bồi lắng nên ngư dân vẫn lo lắng mỗi khi vào cảng.

Có cảng mới nhưng lo ngay ngáy vì luồng lạch bồi lắng

Tạm giữ tài xế xe bán tải tông liên hoàn rồi rời hiện trường

Chiều 10-7, lãnh đạo phường Tân Lập, tỉnh Đắk Lắk cho biết tài xế xe bán tải gây tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 27 đã bị tạm giữ tại trụ sở công an phường để phục vụ điều tra.

Tạm giữ tài xế xe bán tải tông liên hoàn rồi rời hiện trường

Phường Nhiêu Lộc ra mắt tổ chức Đảng và thành lập đơn vị sự nghiệp sau sáp nhập

Chiều 10-7, phường Nhiêu Lộc, TP.HCM tổ chức hội nghị ra mắt tổ chức Đảng và thành lập đơn vị sự nghiệp sau sáp nhập.

Phường Nhiêu Lộc ra mắt tổ chức Đảng và thành lập đơn vị sự nghiệp sau sáp nhập

Thu hồi văn bản trưng dụng biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại tại Nha Trang cho lãnh đạo sở, ngành ở

Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi văn bản liên quan việc trưng dụng căn biệt thự tại lầu Bảo Đại (tỉnh Khánh Hòa) làm nhà ở công vụ sau khi sáp nhập.

Thu hồi văn bản trưng dụng biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại tại Nha Trang cho lãnh đạo sở, ngành ở

Bảng giá đất không thể 'chạy theo' giá ảo

Giá đất ảo đang được hợp pháp hóa thông qua bảng giá đất mới, gây nhiều hệ lụy với thị trường, đẩy giá nhà đất tăng vọt trong thời gian qua.

Bảng giá đất không thể 'chạy theo' giá ảo

Mức phạt không thấp, sao vẫn chưa 'trị' được tiếng ồn?

Yêu cầu xây dựng ‘khung giờ yên tĩnh’ nhận được ủng hộ tích cực, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiếng ồn.

Mức phạt không thấp, sao vẫn chưa 'trị' được tiếng ồn?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar