05/03/2025 08:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hồi hộp với thuế của ông Trump

NGỌC AN
và 1 tác giả khác

Một loạt động thái mới từ chính sách áp thuế của Mỹ và chính quyền ông Donald Trump cùng các biện pháp trả đũa thương mại của các nước khiến các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam đứng trước những rủi ro, thách thức mới.

Hồi hộp với thuế của ông Trump - Ảnh 1.

Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu sản phẩm công nghiệp lo bị áp thuế cao do đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng - Ảnh: N.KH.

Đây là những lo ngại được đưa ra tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài được Bộ Công Thương tổ chức ngày 4-3. 

Theo các chuyên gia và đại diện các hiệp hội ngành hàng, không chỉ đối diện với rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, hàng Việt cũng sẽ chịu sức ép cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa khi hàng ngoại tràn vào khai thác thị trường mới.

Chi phí vận chuyển tăng, nguy cơ bị áp thuế

Là ngành chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế, ông Đinh Quốc Thái - tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - cho hay trong ngắn hạn thép Việt Nam vẫn có cơ hội xuất khẩu vào Mỹ nhưng lợi thế này nhanh chóng mất đi vì các quyết định điều tra phòng vệ thương mại khi các nhà sản xuất thép đang đối diện với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại.

Về dài hạn, khi các nước lớn sản xuất thép bị áp thuế và điều tra phòng vệ thương mại sẽ khiến các nước đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường tiêu thụ trong đó có Việt Nam. Trong thực tế, do thép Trung Quốc bị Mỹ áp thuế nên đã đẩy lượng lớn hàng hóa của nước này vào Việt Nam, tạo sự cạnh tranh gay gắt cho thị trường nội địa.

"Bối cảnh dư thừa công suất toàn cầu, các nước gia tăng biện pháp bảo hộ khiến thép Việt Nam gặp khó trong thị trường nội địa và xuất khẩu. Chưa kể, việc Mỹ điều tra các doanh nghiệp logistics và đội tàu Trung Quốc sẽ khiến gia tăng chi phí, tăng giá vận tải do không thuê tàu của Trung Quốc" - ông Thái nói.

Trong khi đó, ông Ngô Sỹ Hoài - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam - cho biết xuất khẩu vào Mỹ là đồ mộc, nội ngoại thất tức là sản phẩm đã qua chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Tuy vậy doanh nghiệp vẫn rất băn khoăn, lo lắng, thậm chí là thấp thỏm trước sắc lệnh áp thuế, điều tra của Mỹ với các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ nói chung và mặt hàng gỗ nói riêng.

Theo tính toán, nếu áp thuế đối ứng vào tổng kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là vô cùng lớn, sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam không thể trụ được vì biên độ lợi nhuận ngành gỗ không thể đủ bù đắp chi phí tăng thuế. 

"Trong khi đó sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất chiếm 38 - 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ nên nếu áp thuế sẽ thiệt hại rất lớn", ông Hoài bày tỏ lo ngại.

Kiểm soát chặt xuất xứ, hạn chế nguy cơ bị áp thuế

Với ngành sản xuất chế biến chế tạo, bà Trương Thị Chí Bình - phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) - cho hay nhu cầu nhập khẩu linh kiện của Việt Nam vào Mỹ đang tăng cao. Cùng với đó doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam rất nhiều.

Vì vậy lượng đơn hàng tăng có thể làm cho tăng trưởng xuất khẩu của ngành trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Đây là tín hiệu tích cực nhưng nếu tăng trưởng nhanh có thể dẫn tới nguy cơ bị áp thuế. Vì vậy bà Bình mong muốn có chính sách về xuất xứ cho sản phẩm sản xuất, hàng hóa trong nước được chi tiết, kỹ lưỡng hơn để tránh được các nguy cơ áp thuế.

Tham tán thương mại - trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc Nông Đức Lai cho rằng việc hàng xuất khẩu Trung Quốc bị đánh thuế thêm 10% sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế và thương mại Việt Nam. Bởi đây đều là những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu, trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Theo ông Lai, khi bị hạn chế sang Mỹ và các nước EU, hàng hóa Trung Quốc sẽ phải tìm thị trường thay thế, trong đó có thể có Việt Nam. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh gay gắt hơn với hàng hóa nội địa. Cùng với đó, áp lực lên tỉ giá đồng nhân dân tệ bắt buộc Trung Quốc phải có động thái điều chỉnh để hỗ trợ cho xuất khẩu.

Nước này khi chuyển hướng ra thị trường khác sẽ sản xuất hàng hóa tiêu chuẩn thấp hơn và tranh giành đơn hàng với các nước, tác động tới xuất khẩu của chúng ta. Tuy vậy ông Lai kỳ vọng Việt Nam có thể tiếp tục đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư.

Doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng và trở thành trung tâm sản xuất. Làn sóng này sẽ góp phần tạo việc làm và nâng cao trình độ tay nghề. "Trung Quốc kích thích tiêu dùng trong nước sẽ giúp tăng nhu cầu nhập khẩu, mở thêm cơ hội cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường sâu rộng hơn", ông Lai nói.

Phải nâng chất sản phẩm xuất khẩu

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tận dụng tối đa cơ hội thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên với diễn biến thị trường, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu hỗ trợ thị trường, đề xuất giải pháp kịp thời với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khi phát sinh khó khăn, vướng mắc.

"Doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh liên kết vùng, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế", bà Thắng khuyến cáo.

Trung Quốc, Canada áp thuế trả đũa Mỹ

Khoảng 12h ngày 4-3 (giờ Việt Nam), mức thuế quan bổ sung 10% lên hàng hóa Trung Quốc mà ông Trump trước đó tuyên bố đã chính thức có hiệu lực, nâng tổng mức thuế nhập khẩu bổ sung mà Washington áp đặt lên hàng hóa của Bắc Kinh chạm mức 20%.

Ngay sau đó, Trung Quốc tuyên bố áp thuế quan trả đũa Mỹ, với mức tăng thuế nhập khẩu 10-15% đối với một loạt sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Washington. Theo thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, Bắc Kinh từ ngày 10-3 sẽ áp thêm 15% thuế đối với thịt gà, lúa mì, ngô và bông nhập khẩu từ Mỹ, cũng như tăng thuế thêm 10% đối với đậu nành, cao lương, thịt heo, thịt bò, sản phẩm thủy sản, trái cây, rau và sữa.

Trước đó ngày 3-3, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng đã ra thông báo trả đũa thuế quan của Mỹ qua việc áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 155 tỉ đô la Canada (107 tỉ USD) của Washington, trong bối cảnh hàng hóa Canada bị áp mức thuế 25% nhập khẩu vào Mỹ.

Cụ thể, Ottawa sẽ áp thuế 25% đối với số hàng hóa trị giá 30 tỉ đô la Canada của Mỹ bắt đầu từ ngày 4-3, trong khi mức thuế đối với số hàng hóa trị giá 125 tỉ đô la Canada còn lại sẽ có hiệu lực sau 21 ngày. Những sản phẩm bị Canada áp thuế bao gồm nước cam, bơ lạc, rượu vang, bia, cà phê, đồ gia dụng, quần áo, giày dép, xe máy, mỹ phẩm, bột gỗ, giấy...

Mỹ tăng thuế, ngành gỗ lo bị vạ lây

Sau lệnh áp thuế 25% với ô tô, chính quyền Tổng thống Donald Trump dự kiến áp thuế bổ sung gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp. Vậy chính sách thuế sẽ tác động ra sao đến các ngành này và các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động ứng phó thế nào?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar