30/10/2018 16:14 GMT+7

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Kém hấp thu là một hội chứng hay gặp ở trẻ em, xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa.

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em - Ảnh 1.

Biếng ăn có thể là triệu chứng của hội chứng kém hấp thu ở trẻ em Ảnh: Nguồn: thequestion.ru

Kém hấp thu là một hội chứng hay gặp ở trẻ em, xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân

- Chế độ ăn uống không phù hợp như: Ăn dặm sớm quá, không cho trẻ làm quen từ từ khi tập cho trẻ ăn dặm một loại thức ăn mới, nhất là những loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản. 

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ ăn lòng trắng trứng sớm trước 9 tháng tuổi có nguy cơ bị chàm và kém hấp thu cao hơn ở trẻ khác. Ngoài ra, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm thực phẩm, ví dụ như quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.

- Rối loạn tiêu hóa: Hiện tượng rối loạn tiêu hóa bao gồm cả hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như thức ăn bị ôi thiu do nhiễm khuẩn, chứa các hóa chất độc hại.

- Sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc chữa bệnh dài ngày làm rối loạn hệ vi khuẩn chí cư trú bình thường ở hệ tiêu hóa.

- Trẻ bị bệnh về đường ruột, hay gặp là tình trạng nhiễm giun sán hoặc các loại ký sinh trùng đường ruột khác.

- Thiếu enzym: Enzym hay các men tiêu hóa bình thường do tuyến nước bọt, gan, tụy, v.v... tiết ra giúp thức ăn được hấp thu dễ dàng. Bệnh lý của tuyến nước bọt, gan, tụy cũng có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu. Một số trẻ bị thiếu men lactoza cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa và không dung nạp đường lactose.

- Một số bệnh lý miễn dịch làm tổn thương niêm mạc ruột cũng dẫn đến hội chứng kém hấp thu mà điển hình trong nhóm này là bệnh Coeliac hay còn gọi là bệnh đi tiêu phân mỡ do cơ thể phản ứng với gluten có trong các mầm ngũ cốc khiến tế bào niêm mạc ruột bị teo. Một số bệnh lý miễn dịch khác có thể gặp là bệnh viêm ruột Crohn, hoặc bệnh xơ nang.

- Trẻ bị phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc điều trị bệnh bằng tia xạ cũng có thể bị hội chứng kém hấp thu.

Triệu chứng

Các triệu chứng của hội chứng kém hấp thu gồm:

- Trẻ đi cầu phân lỏng, nhiều nước, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết hay còn gọi là đi phân sống, mùi tanh. Quan sát trong bồn vệ sinh sau khi trẻ đi cầu thấy có váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu trong phân.

- Trẻ biếng ăn, chậm lên cân hoặc suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.

- Trẻ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng và sôi bụng.

- Sút cân, mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.

- Giảm khẩu vị, giảm thèm ăn.

- Trẻ có thể có các biểu hiện thiếu vi chất như: Niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu thiếu sắt; có thể phù ở chân do thiếu B1; đau cơ, chuột rút do thiếu can xi, v.v…

- Những trường hợp kém hấp thu nặng hoặc kéo dài trẻ có thể phù do giảm protein máu, da khô…

Xử trí và chăm sóc

Trước khi nói đến cách xử trí và chăm sóc cần lưu ý một điều là: Trong quá trình phát triển bình thường, thỉnh thoảng trẻ có thể bị tình trạng kém hấp thu trong 1 - 2 ngày do sốt mọc răng hoặc bị một số bệnh như nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp, do tác dụng phụ của vắc xin hoặc thuốc, v.v… và sau đó tự khỏi thì phụ huynh không cần phải lo lắng và xử trí gì đặc biệt.

Khi trẻ có các triệu chứng kém hấp thu không phải do những lý do thông thường nói trên, cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và xử trí phù hợp theo nguyên nhân. Những biện pháp chăm sóc dưới đây có thể được áp dụng nhằm góp phần phòng và điều chỉnh tình trạng kém hấp thu ở trẻ.

- Chế độ ăn uống phù hợp: Chế biến thức ăn hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn với lượng vừa đủ, không ép ăn quá nhiều khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn. Thành phần bữa ăn trong ngày cần đủ 4 nhóm thực phẩm.

- Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi cho trẻ bắt đầu một loại thức ăn mới thì nên cho làm quen từ từ, bắt đầu bằng một lượng ít rồi tăng dần. Nếu khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới mà có biểu hiện kém hấp thu thì có thể tạm ngừng và thử lại sau vài tuần.

- Sau một đợt điều trị kháng sinh, ngoài men tiêu hóa do bác sĩ kê đơn, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để bổ sung vi khuẩn chí có lợi của đường tiêu hóa.

- Xổ giun định kỳ cho trẻ trên 24 tháng tuổi.

- Tăng cường vận động: Cho trẻ chơi, tham gia các hoạt động thể chất để tăng sự co bóp của ruột giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

- Bổ sung vitamin và men tiêu hóa phù hợp.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tiếp đăng tải quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Đau đầu, mắt mờ sau 2 tháng ngã xe, bệnh nhân được phát hiện bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Thiếu niên 14 tuổi cụt tay, suýt mù mắt vì nổ bình gas mini

Thiếu niên 14 tuổi nhập viện trong tình trạng tổn thương nặng bàn tay trái, vết thương ở vùng mắt, hàm mặt sau khi bình gas mini phát nổ.

Thiếu niên 14 tuổi cụt tay, suýt mù mắt vì nổ bình gas mini

Hoang mang vì mua sản phẩm do công ty có hàng giả sản xuất bán tại nhà thuốc

Thường xuyên mua thuốc bổ não, hỗ trợ xương khớp cho người thân tại Pharmacity, anh N.T.C. (36 tuổi, Hà Nội) bất ngờ phát hiện cả hai loại thuốc này đều được sản xuất bởi Công ty TNHH Công nghệ Herbitech - công ty vừa bị khởi tố vì sản xuất hàng giả.

Hoang mang vì mua sản phẩm do công ty có hàng giả sản xuất bán tại nhà thuốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar