31/05/2008 14:15 GMT+7

"Hội chứng" cá cảnh (Kỳ 6): "Ăn theo" cá cảnh

TTXVN
TTXVN

TT - Ngoài những loại thức ăn viên, đóng hộp, thức ăn khoái khẩu của nhiều loại cá cảnh vẫn là lăng quăng, trùn chỉ, bo bo, rết... Dù nguồn đồ tươi này không nhiều và thuận tiện như thức ăn khô có bán sẵn tại các tiệm, nhưng người chơi cá cảnh vẫn muốn bồi dưỡng cho đàn cá cưng của mình theo đúng khẩu vị nên sẵn sàng bỏ tiền đặt hàng những người chuyên bắt các loại côn trùng này.

Phóng to
Bán lăng quăng và tép cho người nuôi cá ở Q.8, TP.HCM - Ảnh: Phi Long
TT - Ngoài những loại thức ăn viên, đóng hộp, thức ăn khoái khẩu của nhiều loại cá cảnh vẫn là lăng quăng, trùn chỉ, bo bo, rết... Dù nguồn đồ tươi này không nhiều và thuận tiện như thức ăn khô có bán sẵn tại các tiệm, nhưng người chơi cá cảnh vẫn muốn bồi dưỡng cho đàn cá cưng của mình theo đúng khẩu vị nên sẵn sàng bỏ tiền đặt hàng những người chuyên bắt các loại côn trùng này.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Khấm khá nhờ lăng quăng, rết…

Ông Nguyễn Văn Hải - ngụ ở đường Hoài Thanh, P.14, Q.8, TP.HCM - cho biết từ khi phong trào nuôi cá cảnh rộ lên, ông và hai người con trai chỉ chuyên đi bắt lăng quăng cung cấp cho các cửa hàng cá cảnh và người chơi cá. Cứ một bịch lăng quăng cỡ nhỏ được bán với giá 40.000-50.000 đồng, một bịch cỡ lớn đóng gói đàng hoàng bán cho các cửa hàng cá cảnh với giá khoảng 100.000 đồng. "Khách đặt hàng nhiều quá, đi vớt không xuể. Nhiều trại cá sẵn sàng hợp đồng trả tiền trước để mình cung cấp cho trại của họ. Còn dân chơi cá cũng điện thoại hỏi mua liên tục. Bắt được bao nhiêu cũng có nơi tiêu thụ, chỉ sợ không đủ sức và không đủ nguồn lăng quăng để bắt" - ông Hải nói.

TP.HCM: nuôi cá cảnh mỗi năm thu về 3,5-4 triệu USD

Theo Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi TP.HCM, trung bình hằng năm các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá cảnh trên địa bàn TP.HCM xuất khẩu 3,5 triệu con cá cảnh với trên 60 loài, đạt kim ngạch 3,5-4 triệu USD/năm. Riêng năm 2007 các cơ sở xuất khẩu 3,7 triệu con, đạt khoảng 4 triệu USD. Trong năm tháng đầu năm 2008, lượng cá cảnh được kiểm dịch xuất khẩu gần 1,7 triệu con, chủ yếu xuất sang trị trường châu Âu, Mỹ, Singapore, Đài Loan, Hong Kong...

TP.HCM hiện có 276 cửa hàng kinh doanh cá cảnh lớn và vừa, bình quân một cơ sở đạt doanh số 860 triệu đồng, thu lợi nhuận 356 triệu đồng/năm.

Mỗi ngày, từ sáng sớm ba cha con ông "hành quân" đi khắp các khu ao, hồ, kênh rạch có nước tù đọng ở khắp các miệt vùng ven như Q.8, Q.7, Nhà Bè... rồi đổ ra miệt Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh. Ông Hải cho hay bình quân mỗi tháng ông kiếm được 3-4 triệu đồng; có tháng mưa lăng quăng nhiều, cha con ông kiếm được mỗi người hơn 5 triệu đồng. Nhờ nghề "ăn theo" cá cảnh này mà cha con ông dành dụm cất lại nhà thay cho căn mái tôn xập xệ. Cả khu vực ông ở cũng có mấy chục người chuyên làm nghề như ông Hải.

Bên khu Tân Tạo, Bình Chánh, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức; P.28, Q.Bình Thạnh... cũng có những xóm có vài chục hộ chuyên đi vớt lăng quăng cung cấp cho dân chơi cá. Nhiều người thấy công việc này làm ăn khấm khá, mở hẳn cả cửa hàng chuyên cung cấp "đặc sản" lăng quăng đóng bịch cho dân nuôi cá cảnh ở khu Âu Cơ, Tân Phú; An Sương, Bà Điểm...

Không chỉ bắt lăng quăng, nhiều người còn đi bắt trùn chỉ, săn rết... bán cho dân nuôi cá. Anh Nguyễn Tiến Hưng - nhà ở đường Quang Trung, Q.Gò Vấp - cho biết nhóm của anh gồm sáu người chuyên đi bắt rết bán cho dân nuôi cá rồng. Nhóm anh thường đi về miệt Củ Chi (TP.HCM), Tây Ninh, Bình Dương... tìm bắt những con rết sống dưới những khúc gỗ mục, khe đá, nhà bỏ hoang...

Một con rết nhỏ là "đặc sản" cho cá rồng ăn tẩm bổ được bán với giá thấp nhất cũng 20.000-30.000 đồng. Hưng kể có một "đại gia" nuôi cá huyết long ở Q.Bình Thạnh đặt mua trọn gói "hàng", có nghĩa là bắt được bao nhiêu mua bấy nhiêu, mỗi tháng chỉ riêng tiền rết mà tay chơi cá này chi ra ngót nghét 3 triệu đồng.

"Tân trang" cá cảnh

Phóng to
Mua một bịch lăng quăng như thế này với giá 2.000 đồng - Ảnh: Phi Long
Do nhu cầu của dân chơi cá cảnh thường đòi hỏi màu sắc của nhiều loại cá cảnh phải đẹp, lạ với nhiều tông màu độc đáo nên có cầu thì có cung ngay: "tân trang" màu sắc của cá. Khách muốn con cá đĩa, cá tai tượng, cá vàng, cá hỏa tiễn... mang bất kể màu gì thì cần đặt hàng trước một ngày là sẽ có ngay cá màu đó.

Anh Trần Văn Ngọc - từng làm nhân viên kỹ thuật chuyên "tân trang", sửa sắc đẹp, "mông má” cho cá ở một "thẩm mỹ viện" cá cảnh trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5 - tiết lộ hiện nay một số cửa hàng cá cảnh và các cửa hàng chuyên bán các phụ kiện, thức ăn cho cá có kiêm luôn dịch vụ "làm đẹp" cho cá.

Tại những "thẩm mỹ viện" cho cá này, người ta sẽ đổi màu cho cá theo đơn đặt hàng bằng nhiều phương pháp. Những con cá cảnh sẽ được vào "phòng thí nghiệm" để các kỹ thuật viên và các "bác sĩ thẩm mỹ” dùng bút lông nhỏ, mực Tàu chuyên dụng với đủ màu sắc pha lẫn nhau. Sau khi tạo nên những gam màu thật lạ, họ sẽ vẽ hoa văn trên vảy của cá đúng với màu sắc và hoa văn theo yêu cầu của khách. Đây là phương pháp thủ công, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo tay của các "bác sĩ thẩm mỹ” cá nên giá cả "tân trang" khá cao, có khi lên đến vài triệu đồng cho mỗi con cá.

Nhiều người chơi cá cảnh chuyên nghiệp vẫn thích "tân trang" cá theo phương pháp thủ công vì màu sắc được tô bằng mực in đậm luôn trên người con cá, chỉ khi nào con cá bong vảy trước khi chết thì mới hiện nguyên hình. Còn phương pháp đổi màu cá bằng những loại thức ăn chuyên dụng để cá tự biến đổi gen rồi đổi màu nhập từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... không được ưa chuộng bằng, mặc dù cá cảnh sau khi biến đổi gen và thay đổi màu sắc nhìn rất đẹp.

Giá các loại thức ăn đặc biệt này khá cao, lại thuộc loại hàng hiếm, và quan trọng là cá được "tân trang" theo phương pháp này không thể có những hoa văn, màu sắc "độc" như vẽ bằng tay được. Anh Ngọc cho biết: "Quan trọng là những thức ăn này không tốt cho sức khỏe của cá và phải duy trì cho cá ăn thường xuyên. Trong quá trình cho ăn, chăm sóc, chỉ một sơ suất nhỏ là cá có thể bị bong vảy rồi chết".

----------------

Lao vào cá cảnh, không ít người tay trắng trở thành tỉ phú, cũng không ít người phá sản vì cá cảnh.

Kỳ tới: Khóc cười với cá cảnh

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar