24/06/2019 09:24 GMT+7

Học trước lớp 1: Đừng làm trẻ sợ học ngay ngưỡng cửa đầu tiên

NGỌC HÙNG
NGỌC HÙNG

TTO - Trong khi người lớn tranh luận có nên cho con học trước lớp 1, tôi lại thấy tội cho bọn trẻ hồn nhiên vừa rời trường mầm non đã sớm sợ hãi việc học, ngay ngưỡng cửa đầu tiên…

Học trước lớp 1: Đừng làm trẻ sợ học ngay ngưỡng cửa đầu tiên - Ảnh 1.

Một học sinh tiểu học ở TP Cần Thơ học đánh vần cho mẹ xem - Ảnh tư liệu: CHÍ QUỐC

Tranh luận xung quanh chuyện có nên cho trẻ học trước lớp 1 vẫn chưa có hồi kết. Dưới góc nhìn cá nhân, tôi xin lạm bàn một số khía cạnh của câu chuyện giáo dục "muôn thuở" này.

Nỗi lo "vịt lạc đàn" và "bò đội nón" xuất phát từ đâu?

Những gia đình luýnh quýnh chạy đua cho con học chữ trước khi vào lớp 1 vẫn luôn lo ngay ngáy cảnh con mình bị biến thành "vịt lạc đàn" và ngơ ngơ như "bò đội nón" khi không thể đọc trôi chảy, viết thành thạo, làm toán nhanh.

Nỗi lo về sự đuối sức của con trẻ khi không đọc thông viết thạo ấy không hẳn là không có cơ sở. Bởi nhiều gia đình đã từng khổ sở biết bao khi con cái bị xếp vào nhóm "cá biệt", "lạc đàn" so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng phải khẳng định rằng những đứa trẻ như "tờ giấy trắng" ấy không có lỗi và bố mẹ các con càng không có lỗi khi không cho con trẻ đua vào lớp 1.

Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt của trẻ 6 tuổi khi rời trường mầm non đã có, đó là nhận biết bao nhiêu con chữ, ghép những vần đầu tiên, làm phép tính đơn giản… Tiếc rằng nhiều người mặc nhiên ép con học, học và học bởi lý do đơn giản là bố mẹ… lo.

Nỗi lo mơ hồ của bậc sinh thành vô hình cuốn con đi vào lối mòn học chữ trước khi vào lớp 1, rồi nỗi lo ấy được rỉ tai nhau, lan truyền ra xa và nhân lên lên thành con sóng cuốn cả xã hội vào guồng quay của cuộc đua "tiền lớp 1".

Giữa bức tranh đại đa số phụ huynh đều nhập cuộc đua, chỉ có một số ít gia đình tỉnh táo đứng ngoài cuộc thì những đứa trẻ có hành trang ít ỏi ấy lại bị quy vào nhóm "lạc đàn". Một vòng quay không hồi kết tái diễn.

Tất cả cùng khổ khi đua vào lớp 1

Những đứa trẻ chưa đủ "độ chín" về phát triển thể chất, sức khỏe tinh thần lại sớm bị gò ép vào khuôn khổ học chữ. Giờ chơi bị cắt xén không thương tiếc để dành cho việc luyện chữ, đánh vần, làm toán. 

Lời đe nẹt vang lên mỗi ngày "chữ này chưa đúng chuẩn", "ngồi thẳng lưng lên", "không được làm bẩn sách vở"… là cơn ác mộng đến sớm, kéo dài và in hằn trong trang viết tuổi thơ. Ngay ngưỡng cửa đầu tiên, chúng ta đã làm bọn trẻ sợ học.

Lớp học bị phân hóa mạnh mẽ khi trẻ học trước và chưa học cùng vào một lớp. Làm thế nào để vừa làm bọn trẻ "tinh khôi" nắn nót từng con chữ đầu tiên vừa lôi cuốn bọn trẻ biết tuốt tuồn tuột tập trung học là một bài toán khó với giáo viên.

Chúng ta có phiến diện không nếu đánh giá một số giáo viên có phần ngại khó khi đứng lớp 1? Họ muốn dạy bọn trẻ đã đọc thông viết thạo để bớt nhọc công nên ra sức khuyên nhủ bố mẹ cho trẻ học chữ trước?

Giữa những gam màu sáng tối của bức tranh đua vào lớp 1, sự hoang mang của phụ huynh là có thực. Tôi cam đoan chẳng ai đủ dũng khí đứng ngoài nỗi lo khi con trẻ nhà mình sắp sửa bước vào ngưỡng cửa học tập. Chỉ có điều người đủ mạnh mẽ, thừa tự tin, vững chính kiến mới có thể tạm thời neo giữ giới hạn của mình bên bờ cuộc đua.

Niềm tin vào vai trò giáo dục của nhà trường có phần lung lay là hệ lụy tất yếu khi lý thuyết hô hào "không cho trẻ học chữ sớm" và thực tế trẻ dễ bị đuối khi vào lớp 1.

Trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục ở đâu?

Mỗi năm, Bộ GD-ĐT lại có những văn bản yêu cầu chấn chỉnh phong trào dạy chữ cho trẻ vào lớp 1. Nhiều cán bộ quản lý đưa ra khuyến cáo không nên đua vào lớp 1 bởi những hệ lụy đằng sau việc gò ép trẻ học chữ sớm. Nhưng thú thật, đó vẫn chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi đằng sau đó vẫn là sự nhập cuộc rầm rộ của nhiều gia đình.

Thẳng thắn nhìn vào thực tế thì điều này có một phần lỗi của hệ thống khi mà chương trình học khá nặng với những yêu cầu cao về chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực trẻ cần đạt liên tục được tăng cường.

Lớp học quá tải về sĩ số với khoảng 40, 50, thậm chí là hơn 60 cháu mỗi lớp khiến giáo viên quay vòng với áp lực quản lý lớp. Bởi vậy, hình ảnh cô giáo cầm tay cháu uốn từng con chữ như ngày xưa có thể sẽ chỉ là khung hình lung linh trong quá khứ.

Rồi áp lực thành tích từ cấp trên cứ thế dội xuống, những chỉ tiêu cần đạt cứ thế cuốn cô trò đi mãi trong bài vở. Một mớ bòng bong về chương trình nặng, sĩ số đông, áp lực thành tích chưa thể tháo gỡ khiến cuộc đua học chữ trước khi vào lớp 1 như được "đổ thêm dầu vào lửa". Và phương diện này lại thuộc về trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục!

Bởi vậy, câu hỏi "cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1, nên hay không?" vẫn chưa có lời hồi đáp chính thức, thuyết phục. Chỉ là tội cho bọn trẻ vừa hồn nhiên rời trường mầm non đã sớm sợ hãi việc học, ngay ngưỡng cửa đầu tiên…

Không học trước lớp 1, con sẽ là 'con bò đội nón'?

TTO - Có nên cho con đi học trước lớp 1? Câu trả lời của tôi là 'rất nên'. Bởi lẽ, con bạn liệu có tự bơi được không, có bơi kịp các bạn không khi xuất phát điểm là số 0?

NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và Ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Đại học Quốc gia TPHCM đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành cho phép đại học này được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù đặt hàng đào tạo, tự chủ quyết định học phí một số chương trình đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar