06/05/2024 18:57 GMT+7

Học sinh ở TP.HCM nghi bị ngộ độc, có trường cùng lúc 82 học sinh nghỉ học

Lo ngại xuất hiện chùm ca ngộ độc, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) báo cáo nhanh cho Sở Y tế và Sở An toàn thực phẩm về hai ca nhập viện sau khi cùng ăn trưa với mì Ý sốt cà ở trường học.

Gần đây liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trong ảnh: Đoàn công tác Bộ Y tế đến kiểm tra việc điều trị cho các bệnh nhi ngộ độc nặng sau ăn bánh mì, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Gần đây liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trong ảnh: Đoàn công tác Bộ Y tế đến kiểm tra việc điều trị cho các bệnh nhi ngộ độc nặng sau ăn bánh mì, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Ngày 6-5, Sở Y tế TP.HCM cho biết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) đang tiếp tục điều tra, thu thập thêm thông tin liên quan đến các vụ nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm tại hai trường tiểu học ở quận 4 và TP Thủ Đức.

Trường tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4) và Trường tiểu học Linh Chiểu là hai nơi được xác định có ca nghi ngộ độc thực phẩm.

Trước đó ngày 4-5, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận điều trị nội trú cho hai trường hợp trẻ có triệu chứng ngộ độc đường tiêu hóa (nghi ngộ độc thực phẩm) sau bữa ăn trưa ở trường (trẻ học bán trú).

Đầu tiên là bé trai 9 tuổi ở quận 4, học Trường tiểu học Đặng Trần Côn. Trưa 3-5, gia đình ghi nhận bé sốt cao, ói liên tục kể từ sau khi ăn trưa với món mì Ý sốt cà ở trường và đưa bé nhập Bệnh viện Nhi đồng 2.

Còn trường hợp ở TP Thủ Đức là một bé gái 11 tuổi, học Trường tiểu học Linh Chiểu. Tối 3-5, bé đau bụng quanh rốn, ói ra thức ăn cũ từ trưa (người nhà thông tin ăn trưa với mì Ý sốt cà ở trường) 3 lần. 

Ngày 4-5, bé tiếp tục ói thức ăn và dịch xanh 5 lần và được gia đình chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, từ khuya 4-5, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo HCDC phối hợp với Trung tâm Y tế quận 4 và Trung tâm Y tế TP Thủ Đức vào cuộc xác minh.

Sau khi điều tra dịch tễ, HCDC xác định tại Trường tiểu học Đặng Trần Côn ghi nhận tổng cộng sáu trường hợp có các triệu chứng liên quan như ói, tiêu chảy, đau bụng đều học cùng lớp 3/1.

Các trường hợp bệnh nghi ngộ độc thực phẩm, theo HCDC có thể liên quan đến cùng một nguồn lây, có khả năng là thức ăn vặt do trẻ tự mua.

Theo lý giải của HCDC, bởi trong số sáu trẻ rối loạn tiêu hóa có một trẻ không ăn bán trú. Các trường hợp nghi ngộ độc đều cùng học một lớp và các lớp khác ăn cùng món ăn trưa đều chưa ghi nhận thêm trường hợp liên quan.

Xác minh tại Trường tiểu học Linh Chiểu, HCDC cho biết hiện tại chưa ghi nhận thêm các trường hợp nhập viện với triệu chứng tương tự, các bệnh viện trên địa bàn cũng chưa ghi nhận ca bệnh đến khám nghi ngờ ngộ độc. 

Tuy vậy điều khá lạ là trong ngày 4-5 (ngày có học sinh nhập viện) trường này có đến 82 học sinh nghỉ học!?

"Nhà trường sẽ thống kê danh sách và tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học để phát hiện thêm có hay không các trường hợp nghỉ học có triệu chứng tương tự" - báo cáo của HCDC nêu và khẳng định "chưa thấy có mối liên quan nào của các trẻ có triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm từ hai trường là cùng một nguồn thực phẩm".

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cũng cho hay qua xác minh ban đầu cơ quan chức năng xác định nguồn cung cấp món mì Ý sốt cà chua ở hai trường học nêu trên đến từ hai đơn vị khác nhau, cũng chưa xác định đây có phải là nguyên nhân gây ngộ độc hay không.

Ngộ độc sau khi ăn cơm cuộn trước cổng trường

Đối với các ca nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), HCDC cho biết đã phối hợp với Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và Bệnh viện Lê Văn Thịnh điều tra và có báo cáo Sở Y tế.

Qua dữ liệu điều tra dịch tễ ban đầu, HCDC xác định đây là tình huống ngộ độc thực phẩm tập thể của 15 trường hợp trẻ từ 7 - 11 tuổi tại 4 trường tiểu học trên địa bàn 2 phường Thạnh Mỹ Lợi và Bình Trưng Đông.

Triệu chứng được phát hiện ngày 2-5 sau khi ăn sáng (2,5 giờ - 3 giờ sau bữa ăn) với thức ăn là món cơm cuộn được mua trước cổng trường.

HCDC đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc hướng dẫn truyền thông nguy cơ và cách phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, ngô độc thực phẩm cho người dân trong thời tiết nắng nóng như hiện nay. Đồng thời đề xuất chuyển Sở An toàn thực phẩm tiếp tục điều tra, xác minh nguyên nhân vụ việc.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 xuống Đồng Nai hỗ trợ điều trị bệnh nhân ngộ độc sau ăn bánh mì

Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM trực tiếp xuống hội chẩn cùng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tìm giải pháp điều trị các ca bệnh nặng sau ăn bánh mì.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

10 trong số 12 người từng hoàn toàn phụ thuộc insulin đã không còn phải tiêm thuốc sau một năm. Hai người còn lại giảm được nhu cầu insulin tới 70%.

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính về số liệu liên quan đến mức sinh (tổng tỉ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố sau sắp xếp năm 2024 có sự thay đổi ở một số tỉnh mới sáp nhập.

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Từ ngày 1-7, Bộ Y tế chính thức bỏ quy định đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn.

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Bị sỏi thận nên ăn gì để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh?

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học.

Bị sỏi thận nên ăn gì để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar