21/01/2025 08:31 GMT+7

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường

Sau một thời gian tạm lắng, Đà Nẵng lại tái diễn tình trạng học sinh điều khiển xe máy trên 50 phân khối (50cc) đến trường.

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường - Ảnh 1.

Nữ sinh Đà Nẵng điều khiển xe máy tới trường - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Sau khi triển khai các chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, tình trạng học sinh điều khiển xe máy đến trường đã giảm. Tuy nhiên, gần đây tình trạng này lại tái diễn.

Theo ghi nhận của phóng viên vào dịp cận Tết, tại nhiều trường THPT ở Đà Nẵng, tình trạng học sinh đi xe máy đến trường vẫn phổ biến.

Ghi nhận chung, tại các trường trung tâm thành phố, tình trạng này ít xảy ra.

Ngược lại, tại các trường vùng ven, việc học sinh đi xe máy trên 50cc diễn ra khá phổ biến.

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường - Ảnh 2.

Học sinh Trường THPT Thanh Khê điều khiển xe máy chở theo bạn học không đội mũ bảo hiểm trên đường - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường - Ảnh 3.

Học sinh Trường THPT Phạm Phú Thứ, Đà Nẵng điều khiển xe máy đến trường - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường - Ảnh 5.

Học sinh Trường THPT Thanh Khê đi xe máy về nhà sau giờ tan trường - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Tại Trường THPT Phạm Phú Thứ (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang), tình trạng học sinh đi xe máy diễn ra thường xuyên. Nhiều em điều khiển xe máy trên 50cc, thậm chí có trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

Các em học sinh này để xe theo hàng dài trước cổng trường, một số để xe trong nhà giữ xe của trường.

Ngay dưới tấm pa nô "không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông", hàng chục học sinh trong đồng phục chính khóa vẫn đi xe gắn máy di chuyển qua lại trước trường.

Nhiều học sinh trong đồng phục thể dục cũng điều khiển xe máy đến trường mà không đội mũ bảo hiểm.

Tại Trường THPT Thanh Khê (quận Thanh Khê), tình trạng này cũng tương tự. Vào giờ tan học, nhiều nữ sinh trong đồng phục áo dài điều khiển xe máy qua lại trước trường.

Chỉ trong vòng 20 phút đứng trước trường, Tuổi Trẻ Online ghi nhận nhiều trường hợp học sinh tụ tập với xe máy trước trường và các quán nước xung quanh.

Bà T. (một người bán nước gần Trường THPT Thanh Khê) cho biết do nhà trường không nhận giữ xe máy trên 50cc nên một số nhà dân xung quanh đã nhận giữ xe cho học sinh.

Bà cho biết năm ngoái, khi nhà trường tăng cường vận động phụ huynh không giao xe máy cho học sinh và công an kiểm tra xử lý, tình trạng này đã giảm. Tuy nhiên, gần đây cả học sinh đi học chính khóa lẫn ngoại khóa đều thường xuyên đi xe máy đến trường.

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường - Ảnh 6.

Học sinh Trường THPT Phạm Phú Thứ gởi xe gần trường học ngay dưới tấm pa nô "không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông" - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường - Ảnh 7.

Một điểm gởi xe gần một Trường THPT ở Đà Nẵng, trong đó số lượng xe máy chiếm 50% - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

"Có nhiều bữa học trò trễ giờ vào lớp không kịp gửi xe, còn phi luôn vào quán tôi, bỏ xe đó rồi vào lớp. Có đứa còn lén lút, sợ thầy cô, có đứa ra khỏi trường là 'vít ga' chạy như bay" - bà T. chia sẻ.

Trong năm 2024, Công an thành phố Đà Nẵng đã thực hiện nhiều chuyên đề về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Trong đó lực lượng công an tập trung xử lý học sinh vi phạm và kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động trông giữ xe của các cơ sở xung quanh khu vực trường học.

Đại diện Phòng CSGT TP Đà Nẵng cho biết lực lượng CSGT các đơn vị đã làm việc với ban giám hiệu của 43 trường THCS, THPT trên toàn thành phố.

Qua đó, nhà trường được đề nghị phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý tình trạng học sinh vi phạm an toàn giao thông, đồng thời yêu cầu 52 cơ sở trông giữ xe ký cam kết không nhận giữ xe cho học sinh chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Học sinh ở Đà Nẵng vẫn đi xe máy đến trường - Ảnh 8.

Tình trạng học trò đi xe máy đến trường diễn ra nhan nhản trên đường phố - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Từ 1-1, học sinh chỉ được lái xe dưới 50cc khi đã được hướng dẫn

Theo nghị định 151/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, các trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:

Tổ chức cho học sinh và gia đình ký cam kết chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông, bao gồm:

- Học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn.

- Gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh nhắc nhở con em thực hiện đúng cam kết đã ký, đồng thời trao đổi thường xuyên với gia đình về việc chấp hành pháp luật của học sinh khi tham gia giao thông

- Đưa nội dung chấp hành pháp luật về an toàn giao thông làm một trong những tiêu chí đánh giá hạnh kiểm của học sinh.

Theo nghị định 151, học sinh chỉ được phép lái xe gắn máy dưới 50cc sau khi hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn.

Thứ trưởng Bộ Công an: Học sinh đi xe máy, xe máy điện dàn hàng ngang, vượt ẩu, dùng điện thoại

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm nêu rõ tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện có nhiều diễn biến phức tạp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Nhờ ý thức tự học, Phan Quang Hiển Vinh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), đạt 3 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Bố tôi mất từ năm tôi học lớp 3. Lúc biết điểm thi, tôi rất xúc động. Việc đầu tiên tôi làm là thắp hương báo tin vui cho bố', Trần Hữu Thịnh nói.

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Vụ 'Hồng tỷ' gây chấn động, nhưng dân cư mạng lại đang biến thành trò đùa vượt quá giới hạn.

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Nhiều đại học công bố điểm sàn 15 cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều trường đại học đã công bố điểm sàn cho phương thức xét điểm kỳ thi này.

Nhiều đại học công bố điểm sàn 15 cho phương thức xét
điểm thi tốt nghiệp THPT

Thủ khoa 'kép' khối A01 và D01: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nguyễn Việt Hưng - học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội - gây chú ý khi là thủ khoa 'kép' hai khối A01 và D01 với số điểm 29,75 và 29.

Thủ khoa 'kép' khối A01 và D01: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

200 chuyên gia quốc tế đến TP.HCM thảo luận về kinh tế, quản trị hiện đại

Hội thảo Quản trị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26 khai mạc hôm 16-7 với sự tham gia của hơn 200 chuyên gia giáo dục, kinh tế...

200 chuyên gia quốc tế đến TP.HCM thảo luận về kinh tế, quản trị hiện đại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar