16/07/2025 16:21 GMT+7

200 chuyên gia quốc tế đến TP.HCM thảo luận về kinh tế, quản trị hiện đại

Hội thảo Quản trị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26 (APMC 2025) khai mạc tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) với sự tham gia của hơn 200 chuyên gia giáo dục, kinh tế, công nghệ, nhà khoa học...

 Quản trị - Ảnh 1.

Giáo sư Yves Wautelet từ Đại học KU Leuven (Bỉ) chia sẻ nhiều góc nhìn về giai đoạn chuyển đổi kép - Ảnh: HOÀNG ANH

Ngày 16-7, Hội thảo Quản trị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26 (APMC 2025) khai mạc tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) với sự tham gia của hơn 200 chuyên gia giáo dục, kinh tế, công nghệ, nhà khoa học từ Bỉ, Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines...

Trong bài phát biểu chủ đề (keynote speech), giáo sư Yves Wautelet từ Đại học KU Leuven (Bỉ) mang đến một góc nhìn hệ thống về cách tiếp cận thiết kế các mô hình kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh "chuyển đổi kép", gồm chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Dựa trên hành trình thực tế triển khai tổ chức phi lợi nhuận Fanyatu tại lưu vực sông Congo, ông và các cộng sự nhận thấy giáo dục không dừng lại chỉ là công cụ hỗ trợ mà chính là nền tảng để kiến tạo sự thay đổi lâu dài trong cộng đồng.

Cụ thể, Fanyatu được xây dựng như một mô hình kinh tế tuần hoàn địa phương (Local Circular Economy - LCE), nơi người dân không đơn thuần là đối tượng thụ hưởng mà trở thành "resource prosumers", một khái niệm chỉ những người dân vừa sản xuất, vừa tiêu dùng tài nguyên.

Để đạt được điều đó, giáo sư Yves Wautelet cho biết giáo dục đã đóng vai trò cốt lõi cho thành công của dự án.

Từ đào tạo trực tuyến về tái sinh rừng, đến việc hình thành trung tâm tri thức Fanyatu. Tại đây các tình nguyện viên cung cấp kiến thức, công cụ và hỗ trợ chiến lược cho các sáng kiến phát triển bền vững cho người dân.

Đặc biệt dựa trên nền tảng công nghệ, giáo dục được tích hợp với các giải pháp số như blockchain, IoT hay mô phỏng kỹ thuật số (digital twin) để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và đo lường được.

Kết quả triển khai thực tế tại lưu vực sông Congo của nhóm cho thấy thông qua trung tâm học tập ảo, người dân được tiếp cận kiến thức về nông nghiệp bền vững, quản lý tài nguyên, và mô hình rừng tái sinh.

Các trung tâm đã nâng cao năng lực cộng đồng, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận giữa các bên liên quan, từ chính quyền, doanh nghiệp, đến người dân bản địa.

"Giáo dục là then chốt trong giai đoạn chuyển đổi kép, bởi chỉ khi cộng đồng được trang bị tri thức và năng lực, các mô hình công nghệ, dù tiên tiến đến đâu, mới có thể đi vào cuộc sống một cách bền vững và công bằng", giáo sư Yves Wautelet nhấn mạnh.

200 chuyên gia quốc tế đến TP.HCM thảo luận về kinh tế, quản trị hiện đại - Ảnh 3.

Hơn 200 chuyên gia, nhà giáo dục, nhà khoa học... từ các quốc gia tham gia sự kiện APMC 2025 tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: HOÀNG ANH

Diễn ra từ ngày 16 đến 18-7, Hội thảo Quản trị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26 (APMC 2025) do Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Trường Quản trị, Đại học NCKU, Đài Loan tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Trần Thanh Long, phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật, nhấn mạnh APMC 2025 bên cạnh là sự kiện học thuật quốc tế, còn là nền tảng thúc đẩy hợp tác liên ngành và liên quốc gia, nhằm tìm kiếm các giải pháp sáng tạo trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế bền vững.

APMC 2025 được tổ chức với 10 phiên thảo luận chuyên đề diễn ra song song trong ba ngày, bao phủ nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh tế - quản trị hiện đại như: trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh, tiếp thị số, thương mại điện tử, tài chính - kế toán, hệ thống thông tin, quản lý môi trường, logistics xanh, chiến lược toàn cầu, và phát triển bền vững.

Đặc biệt, những nghiên cứu xuất sắc tại hội thảo có cơ hội được công bố trên chuyên san đặc biệt của Asia Pacific Management Review (APMR) - tạp chí khoa học thuộc nhóm Q1 theo phân loại Scopus trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh.

New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế

Ngày 14-7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỉ NZD (tương đương 4,32 tỉ USD) vào năm 2034.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ khoa 'kép' khối A01 và D01: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nguyễn Việt Hưng, học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội gây chú ý khi là thủ khoa 'kép' hai khối A01 và D01 với số điểm 29,75 và 29.

Thủ khoa 'kép' khối A01 và D01: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Không thể lấy phổ điểm làm căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục

Cần nhìn nhận rõ: phổ điểm chỉ là công cụ thống kê mô tả, không phải là thước đo trực tiếp của độ khó hay chất lượng đề thi.

Không thể lấy phổ điểm làm căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục

Các thủ khoa toàn quốc chọn xét tuyển ngành nào, trường nào?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 9 thủ khoa đạt điểm tuyệt đối 30/30, trong đó có 8 thủ khoa tổ hợp A00 (toán, lý, hóa) và 1 thủ khoa tổ hợp B00 (toán, hóa, sinh).

Các thủ khoa toàn quốc chọn xét tuyển ngành nào, trường nào?

Nữ sinh bật khóc khi biết mình là thủ khoa C00 toàn quốc, ấp ủ giấc mơ làm cô giáo

Thủ khoa khối C00 toàn quốc đạt 29,75 điểm là nữ sinh ở Nghệ An. Cô bật khóc khi biết điểm và dự định theo đuổi ước mơ làm cô giáo.

Nữ sinh bật khóc khi biết mình là thủ khoa C00 toàn quốc, ấp ủ giấc mơ làm cô giáo

Nam sinh ở TP.HCM trở thành thủ khoa duy nhất khối B như thế nào?

Em Trần Đức Tài, học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM là thí sinh duy nhất đạt 3 điểm 10 môn toán - hóa - sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Nam sinh ở TP.HCM trở thành thủ khoa duy nhất khối B như thế nào?

Bình tĩnh, không vội vàng, cảm tính sau khi biết điểm thi tốt nghiệp

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần tìm hiểu, lắng nghe thông tin tư vấn nhiều chiều, bình tĩnh xác định ngành/trường mong muốn, không vội vàng, cảm tính.

Bình tĩnh, không vội vàng, cảm tính sau khi biết điểm thi tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar