01/04/2025 09:41 GMT+7

Học sinh làm máy tách vỏ sầu riêng bán tự động

Hai nhóm học sinh Đắk Lắk giành giải nhì tại Cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2024-2025 với hai sáng chế: máy tách vỏ sầu riêng bán tự động và thiết bị theo dõi dinh dưỡng cây cà phê bằng AI.

máy tách vỏ sầu riêng - Ảnh 1.

Học sinh Trường Đông Du chế tạo máy tách vỏ sầu riêng bán tựđộng. Ảnh phải: máy tách vỏ sầu riêng của học sinh - Ảnh: MINH PHƯƠNG - Học sinh cung cấp

Các phát minh này thể hiện sức sáng tạo và có tiềm năng ứng dụng thực tế, giúp nông dân tối ưu công việc.

Chứng kiến mẹ vất vả tách vỏ sầu riêng bằng tay, Phạm Anh Thư (lớp 11A1 Trường THCS, THPT Đông Du) cùng Đặng Hoàng Dũng chế tạo máy tách vỏ sầu riêng bán tự động. 

"Tụi mình xem nhiều video nước ngoài và nhận thấy Việt Nam chưa có máy tách vỏ chuyên dụng. Vì vậy bọn mình muốn tạo ra một thiết bị không chỉ giúp nông dân mà còn ứng dụng vào các cơ sở chế biến", Anh Thư chia sẻ.

Khó khăn lớn nhất là làm sao để lưỡi cắt chính xác mà không làm ảnh hưởng đến phần thịt sầu riêng. Nhờ kinh nghiệm tham gia nhiều cuộc thi trước đó, nhóm phát hiện lỗi và điều chỉnh thiết kế để máy hoạt động hiệu quả hơn. 

Dũng cho biết: "Nhờ chút kinh nghiệm hàn xì học từ người chú hàng xóm, mình tự tay lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm theo bản vẽ". Nhóm hy vọng sản phẩm sẽ được nâng cấp để ứng dụng trong các xưởng sản xuất vừa và nhỏ cũng như hộ gia đình.

Trong khi đó, xuất phát từ khó khăn trong việc theo dõi chất lượng cây cà phê, Nguyễn Ngọc Bảo Đơn (lớp 10A1) và Nguyễn Tiến Minh (lớp 11A2 Trường TH, THCS, THPT Hoàng Việt) đã chế tạo hệ thống sử dụng AI để giám sát dinh dưỡng và sinh trưởng của cây. 

"Vườn ươm cà phê rất nhiều nhưng việc theo dõi chất lượng cây giống chưa thực sự hiệu quả. Bọn mình muốn tạo ra một hệ thống giúp nông dân tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo cây đạt chất lượng cao nhất", Bảo Đơn chia sẻ.

Thiết bị sử dụng cảm biến đo độ ẩm, dinh dưỡng đất và camera AI để phân tích tình trạng cây. Sau tám tháng thử nghiệm, nhóm điều chỉnh thiết kế nhiều lần, đạt độ chính xác 98%. Giá thành thiết bị chỉ bằng 1/5 so với sản phẩm nhập ngoại có chức năng tương đương. 

Sau khi giành giải nhất cấp tỉnh, hai em tiếp tục đạt giải nhì cấp quốc gia và đang hoàn thiện sản phẩm để ứng dụng thực tế.

Học sinh làm ứng dụng sáng tác đờn ca tài tử

Chỉ cần gõ văn bản yêu cầu sáng tác một bản nhạc đờn ca tài tử vào ứng dụng sáng tác Đờn ca tài tử Nam Bộ, có ngay một bản nhạc với tiết tấu như ý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10 ngàn học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10 ngàn học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar